[Trò chơi] Diễn dịch và quy nạp

Thảo luận trong 'Giải trí' bắt đầu bởi Haru Nakano, 27/1/16.

  1. rogp10

    rogp10 Guest

    Mình thấy góc nhìn đẹp ntn chỉ tổ phân tâm, với lại thường chỉ cần cái mùng thiền (chóp nhọn) thôi. Mà nghe nói 1 gốc cây to để trú mưa vẫn còn ngon chán, và ko đc ở lâu 1 chỗ quá 3 ngày.
     
    Anita thích bài này.
  2. lemming

    lemming Guest

    tất nhiên bày ra như vậy là cho một người ngồi r nhưng mức cần thiết cho một người ngồi không và mức thừa thãi là có, mà thừa ra ng ta sẽ liên tưởng đến ng khác/hoặc sự phô trương không gian chứ t không bảo là 'Negative space k quan trọng = positive space'. có thể t k nhìn kỹ chi tiết các thứ, trông qua như cái bục và cái ghế. Ghế với bàn thì không gian to như vậy k sao, vì cái bàn và cái ghế thì ý tứ bức hình sẽ khác và chốn trong lồng ấy cũng sẽ có mục đích khác. Hơn nữa bây giờ còn một ý tứ khác của sắp đặt, vì lồng cố định còn bộ bàn ghế vẫn nổi. --> không gian thừa được sử dụng làm không gian dự phòng/escape khi thủy triều lên

    t k bàn về bố cục tác phẩm sắp đặt đó nhé, vì ở không gian thật đó sẽ khác, t bàn về bức hình 2d thôi :v. có installation thì cũng k nhất thiết phải đến tận nơi mới thấm ý tưởng của ng ta, có photo thì bàn về photography không cũng chẳng lạc đề, Ban đầu k giới thiệu t tưởng mục đích chính bày lồng là để chụp ảnh nên t nói cảm giác về bức ảnh. Mà cảm giác thì chủ quan thôi nên bạn thông cảm :v tùy bạn đánh giá :v. Ngoài ra thì cô đơn-bao la cũng chả có lý do gì dồn ép nhau như bạn hiểu ý t vừa suy diễn cả :v t cmt là cô đơn và bao la chưa tới mà thực ra nó cũng chả phải chủ đích chính của sắp đặt, vì cảm xúc một chiều này chả nói lên gì nhiều

    một hướng khác thôi :v, nhưng đề cập nhiều quá về một góc nhìn sẽ rất tệ bạc với một sắp đặt không gian, sr. nếu có gì bạn đọc kỹ cmt trc nhé
    ***
    t tưởng tượng nếu bị nhốt trong lồng sẽ dễ có hai phản ứng là hoản loạn, bất an hoặc bình thản. nếu thấy cái lồng như một sự giam hãm, cầm tù, thậm chí không thoát ra được khi thủy triều lên thì dễ dẫn đến bất an, nếu thấy lồng bảo vệ mình (khỏi quái vật biển chẳng hạn :v) hoặc k để ý đến cái lồng, vạn sự tùy cơ thì dễ bình thản...vv..phản ứng của sinh vật trước tình thế là như vậy, du di khi ta nhận ra cả hai mặt của tình huống. ra khỏi lồng nhưng chỉ trong trường hợp đặc biệt, đó là cái hay của tác phẩm (theo t là thế), nó cũng quyết định hình thái sắp đặt: lồng to lấy chỗ dự phòng, thanh hẹp k chui qua đc, dây chằng để níu lồng dưới cát k bị trôi đi, ...
    ***
    khó mà khai thác được cảm xúc gì từ bức ảnh trên, vì vốn dĩ nó sinh ra k phải để truyền tải cảm xúc, chủ yếu là để report cái sắp đặt thôi, mà sắp đặt cố nhiên là đa chiều hơn nên nếu nói về thứ gì liên quan đến cái đấy thì cần thái độ xem xét tương tự, bạn đưa mỗi cái ảnh và bảo 'what's on your mind?' thì cái 'mind' đấy khó mà suy diễn cho phù hợp được, 'thầy bói xem voi' nặng

    ***
    giả sử bức đầu tiên đơn thuần cung cấp cho ta tình huống thứ nhất. Tình huống này chưa có gì bàn nhiều ngoài một sự cưỡng bách nhất định. Bộ bàn ghế gợi ý sự hiện diện của con ng buộc ta liên tưởng bản thân ở trong lồng, rồi thì trước bối cảnh to-nhỏ, hẹp-rộng, ...(và kéo theo là các loại cảm xúc tha hồ suy diễn...). Con ng có bản năng hướng tới tự do, muốn đến làm chủ. Cái lồng ngăn cách trong ngoài-->sinh ra sự hạn chế và bị động. ngoài ra nó ngăn đc con ng nhưng không ngăn đc một yếu tố tự nhiên đó là thủy triều.

    tình huống thứ hai làm chuyển hóa các yếu tố then chốt của sắp đặt dưới góc độ của một sinh vật ham sống :v, từ an đến nguy, từ tự do đi lại (trong lồng) đến mất tự do đi lại, từ (có vẻ) chỉ mất tự do thôi đến mất mạng, nhưng lại từ không có lựa chọn đến có lựa chọn, -->giải thoát. Cái lồng thì là sự ngăn cách đa nghĩa r, cái cửa là sự lựa chọn, nhưng mà sự lựa chọn này k đơn giản chỉ là mở ra lối đi trong-ngoài, nó đánh dấu thời cơ lựa chọn, dưới bàn tay thời gian và sự thúc ép của bản năng sinh tồn. Suy cho cùng thì mất tự do là tương đối thôi nhưng mất mạng là tuyệt đối cho nên bài học là chớ chui đầu vào rọ và có chuồn thì phải chuồn cho lẹ :v
     
  3. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    Câu này chất. Gượng ép là hệ quả của vội vã, vội vã là dấu hiệu của không thật.

    Cái ảnh trên thì liên tưởng tới nhân tạo và tự nhiên. Cái lồng là sản phẩm của con người, là nhân tạo; còn biển cả là sản phẩm của tự nhiên.

    Quả thật ko để ý đến bên trong cái lồng là gì lắm, chắc là vì mục đích nhân tạo chỉ là vấn đề chi tiết so với quá trình của tự nhiên. Trong khi nhìn đường chân trời và mặt biển lại tạo cảm giác bất an sợ hãi. Con người quá nhỏ bé so với sức mạnh tự nhiên, đến mức in sâu một phần trong tiềm thức nên nhìn một thứ gì to lớn mênh mông như biển cả thì ko khỏi rùng mình. May là biển cả ko vô hạn như mình thấy, nhưng đấy là khi đã có kiến thức về Trái đất rồi. Đúng là hiểu biết thì góp phần thay đổi cái nhìn thật, và cho con người lòng dũng cảm nữa.

    Người ta thường hay so sánh tự nhiên với nhân tạo như hai mặt đối lập ngang hàng. Ví dụ như thực phẩm tự nhiên tốt cho sức khỏe, sản phẩm hóa học nhân tạo độc hại... Nhưng thực ra quan hệ của nó là cha-con mới đúng. Đứa con muốn lớn dc thì phải dựa vào cha. Vì cha đẻ ra con.

    Nói về tốt với hại của tự nhiên-nhân tạo trong thực phẩm thì cái chữ "tự nhiên" lại bị truyền thông và các nhà sản xuất thực phẩm lạm dụng quá mức rồi. Đến mức người tiêu dùng cứ thấy chữ "nguồn gốc thiên nhiên/tự nhiên" trong quảng cáo là tin nó tốt hơn sản phẩm thông thường. Người ta cũng anti thực phẩm biến đổi gene (GMO) quá mức mà ko nhận ra công nghệ biến đổi gene ko phải thủ phạm, mà là các công ty công nghệ sinh học độc quyền hạt giống/công nghệ. Ko phải vì kiểu suy cho cùng rằng thực phẩm mình ăn hàng ngày có thuốc trừ sâu nên cũng tính là GMO đâu. Mà là nếu ai cũng muốn ăn thực phẩm hữu cơ thì ko thể cung ứng đủ. Sự phát triển của công nghệ mới là "tự nhiên", cái "nhân tạo" là can thiệp cá nhân của con người với lợi ích kinh tế. Thực phẩm tự nhiên nhất là thứ mang lại lợi ích thiết thực cho mình nhất, chứ ko phải cái mác tự nhiên.

    Làm gì có thứ gọi là "phi tự nhiên" nhỉ? Cái gì tồn tại thì tự nhiên, cái gì tự nhiên thì tồn tại. "Ngược với tự nhiên" có lẽ là thứ ko dc chọn khi phải ra quyết định, chứ ko đơn thuần chỉ là câu chữ tự nhiên-nhân tạo để lý luận. Thuận theo tự nhiên ko hẳn là tránh các phát minh hiện đại, về rùng rú ở mà là con người muốn phát triển thì phải dựa vào cấu trúc tự nhiên mà cải biến cái nhân tạo. Vì tự nhiên rất phức tạp mà trường tồn, chưa biết con người có thể làm chủ dc hay ko nữa. Cái lồng quá nhỏ bé so với đại dương.
     
    Anita thích bài này.
  4. Furiosa

    Furiosa Guest

    Ừ mình hiểu ý của bạn là bố cục bức ảnh chứ không phải bố cục sắp đặt và từ đầu đến giờ ý của mình cũng là bố cục bức ảnh.

    Installation art nên tới tận nơi để chiêm nghiệm thì mới thấm chứ, kinh nghiệm của mình là thế. Và không hề có ý nói bạn lạc đề.

    Mình hoàn toàn ý thức được việc không cung cấp đủ thông tin về tác phẩm lúc đầu sẽ thay đổi rất nhiều phần diễn giải của người xem. Từ đầu mình không có ý định muốn người xem nhận xét tác phẩm như một sự sắp đặt mà là một bức ảnh thôi, và mình cũng không có ý muốn gắn ghép nó với tác giả hay bất cứ cái gì khác nên mình chỉ đưa ảnh và một câu hỏi. Sau này thêm vô vài thông tin đọc tham khảo thôi chứ không có dụng ý bổ sung cho đề tài.

    Ý của mình không chỉ là cô đơn - bao la mà nói chung là các cặp trạng thái đối lập, mâu thuẫn nhau (rộng - hẹp, lớn - bé, tự do - giam cầm, v.v...). Và có thể lí do bạn thấy nó chưa tới là vì cái bạn thấy là một sự mâu thuẫn đang diễn ra giữa hai trạng thái. Đó là một cách lí giải khác so với cách của bạn chứ không phải mình đang diễn tả lại cái bạn nói.


    Tại sao cái lồng lại cố định trong khi bàn ghế nổi nhỉ? Có thể là nước rất nông hoặc lồng rất sâu. Nhìn kĩ ảnh đầu trông cũng giống như đặt trên cát. Không chết đâu. Cứ yên vị trên ghế ngắm nốt bình minh rồi chuồn cũng không muộn.

    Trong một cái lồng lớn hơn, chú chim nhỏ ngỡ rằng mình đã được tự do.
     
    Anita thích bài này.
  5. lemming

    lemming Guest

    Đại ý của t đã là: t đánh giá tác phẩm sắp đặt thú vị hơn cái ảnh, sau khi được xem trọn gói :v, còn cái ảnh chả có giá trị gì mấy ngoài truyền tải tác phẩm sắp đặt đó thế thôi :v Còn nếu theo bạn bắt buộc phải đến tận nơi mới hiểu mới ngấm thì đúng thật là cái ảnh khá vô giá trị :v, sự thú vị của nó đối với t đã dừng lại ở cmt trc trc nữa t cũng k muốn chứng minh lại để (rất vô nghĩa) bảo vệ cảm nhận chủ quan của mình cho thứ k đáng, còn ai thích suy ra cái gì nữa xin mời, biết đâu lại thêm chủ đề hay ho :v
    T cũng xuất phát từ ham muốn sờ được cái gì đó hay ho của con voi để phán cho vui mồm thôi, ngay từ đầu trò chơi đã vậy nên sờ bậy phải chấp nhận :v cuối cùng bạn cũng đưa ra tác phẩm thú vị hơn, anw thx :v, mà cũng nhờ sờ phải hàng fake nên cuối cùng mới biết hàng thật chứ k nhất định là cách làm của bạn k ổn :v, (quan điểm chủ quan nhé :v)

    ảnh chụp show thế, ảnh 1 nhìn kỹ là lồng đặt trên cát, dây chằng neo xuống cát (cái ảnh bắt đầu có giá trị :v). Chết hay k thì k biết nhưng tác phẩm chỉ mang tính ước lệ tình huống là đủ để truyền tải thông điệp (như thiển ý tôi đã tự tiện suy diễn :)) ), k nhất thiết phải vặn vẹo có chết thật hay k. Còn vụ chuồn cũng là nói vui về bản tính sinh tồn của con ng thôi bạn cũng đừng để tâm quá :v
    Rất vui lòng nghe kiến giải của bạn về tác phẩm này :), có thể cả bức ảnh :v
     
    Last edited by a moderator: 20/3/16
  6. Furiosa

    Furiosa Guest

    Oh sorry lúc đầu không để ý vụ cát lắm :D. Mình cũng nói vui thôi mà.

    Mình không có kiến giải gì cả. Tác phẩm này không resonate với mình lắm. Mới nhìn cũng khá cô độc mênh mông v.v... nhưng đi sâu vào thì thấy không làm bật lên cái gì cả. Lúc đầu thấy ảnh này trông lạ và thú vị nên post lên xem mọi người nhận xét thế nào thôi. All interpretations are welcomed. Mà trông có vẻ chán nên cứ chờ người khác post tiếp cái mới vậy. Thanks anyway :) .
     
  7. rogp10

    rogp10 Guest

    Thực ra khi có cụm từ "làm chủ tự nhiên" tức là có chủ và tớ - nhị nguyên. Con người là một phần của thế giới tự nhiên, dựa vào tự nhiên mà sống.

    Thế giới loài người là một mạng con trong cái mạng nhện khổng lồ liên kết toàn vũ trụ. Chậm thì chậm thật, nhưng vẫn ảnh hưởng qua lại được.
     
    Anita, cayChanhFuriosa thích bài này.
  8. lemming

    lemming Guest

    bismuth.jpg chủ đề mới = ))
     
    1967Huyên Linh thích bài này.
  9. Furiosa

    Furiosa Guest

    Ngoài việc thấy rằng đây là một bàn tay cầm khối Bismuth (có hình trái tim) thì mình cũng liên tưởng tới vài thứ khác.

    Maze và Labyrinth, cả hai đều có ý nghĩa là mê cung, mê lộ hoặc mê đạo. Người ta thường nghĩ rằng chúng giống nhau nhưng thật ra Labyrinth xuất hiện trước Maze, Maze chỉ là một biến thể của Labyrinth sau này và mục đích của nó cũng khác hẳn. Từ xưa labyrinth được xem như biểu tượng của hành trình tâm linh. Ở Đức những thanh niên trẻ sẽ thực hiện một nghi lễ là đi qua Labyrinth, tượng trưng cho khởi đầu của sự trưởng thành. Labyrinth bắt đầu bằng một lối vào và chỉ có duy nhất một con đường ngoằn nghèo, quanh co dẫn đến trung tâm hoặc lối ra. Sau này người ta mới sáng tạo ra Maze mà chúng ta rất quen thuộc ngày nay, vốn phục vụ cho mục đích giải trí. Nguồn gốc của từ Maze trong tiếng Anh cổ có nghĩa là "delusion, bewilderment" - sự đánh lừa, bối rối, hoang mang. Nó cũng là nguồn gốc của động từ "amaze". Maze được sinh ra để "amaze" - làm người ta rối rắm, hoang mang và kinh ngạc. Thế nên Maze có nhiều sự lựa chọn về đường đi hơn và lối ra cũng sẽ nhiều hơn một.

    Sự khác nhau của hai thứ kể trên cũng đến từ cảm giác chúng mang lại cho người bộ hành. Labyrinth tuy tính chất cũng rất rối rắm, ngoằn nghèo nhưng lại mang tới cảm giác yên bình hơn vì người ta biết cuối cùng cũng sẽ đến được nơi cần đến. Còn Maze do có nhiều lựa chọn về đường đi và lối ra, cộng thêm mục đích của nó là thử thách nên kết quả sẽ làm người chơi thấy một loạt các cảm xúc như tò mò, phấn khích, hoang mang, rối rắm, sợ hãi và khi đã giải được sẽ thấy rất hài lòng và đắc thắng.

    So, are you a maze or a labyrinth?

    Fun fact: mê cung được xem là lớn nhất thế giới ở California có diện tích lên tới 24k mét vuông. Tại đây, rất nhiều vị khách đã phải gọi 911 vì không tài nào tìm được lối ra.

    Không liên quan nhưng làm nhớ tới câu quote yêu thích của John Nash trong "A beautiful mind" là "Terrified... mortified... petrified... stupefied... by you."
     
    Anitarogp10 thích bài này.
  10. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    Truyện ngắn

    Hồ ly tinh là một loài cáo đã thành tinh, rất thông minh, có nhiều tài biến hóa khôn lường. Hồ ly và con người là kẻ thù của nhau, thường đánh nhau năm này qua năm khác. Hồ ly tuy giỏi biến hóa nhưng thường không đi theo bầy, phép lại có hạn nên con người vẫn chống đỡ được. Hàng năm hồ ly lại lẻn vào làng con người để quấy nhiễu, phá hoa màu.

    Có một con tiểu hồ ly đi trêu chọc ở làng nọ, vừa thoát khỏi con người thì hết yêu khí, chỉ vừa đủ biến hình một lần. Chạy đến cuối làng thì là nhà của một ông bà lão, tiểu hồ ly nhanh trí biến hình thành đứa trẻ và qua mắt dân làng. Ông bà lão vốn hiếm muộn, thấy đột nhiên có đứa bé xuất hiện thì đoán là trời thương mà ban lộc nên nhận nuôi. Không biết cớ gì mà hồ ly không bị hoàn hình, thoát nạn và sống với ông bà lão một thời gian. Tiểu hồ ly không những không biến hình được mà còn không liên lạc được với họ yêu hồ, đành sống như con của ông bà lão. Thu rồi lại đông, ở với con người rồi học tập tục của con người, hồ ly quên đi thân phận yêu tinh mà sống như người lúc nào không hay.

    Một lần đi tắm, tiểu hồ ly ngày nào đã là chàng trai cao lớn, soi vào mặt nước thì thấy khuôn mặt hồ ly hiện hình. Nó hoảng sợ chạy vào rừng, rồi nhận ra cơ thể đã trở lại thành hồ ly từ lúc nào. Hồ ly buồn bã ngồi khóc một mình, thì có vị tiên ông đi ngang qua. Hồ ly hỏi:"Con là người hay là hồ ly?" Tiên ông không trả lời, chỉ mỉm cười rồi bước tiếp. Hồ ly lặng một lúc rồi tìm đường quay về nhà. Ông bà lão thấy hình hài con cáo nhưng vẫn cư xử như bình thường. Từ đó hồ ly sống với con người trong một hình hài con cáo, cho đến cuối đời.
     
    Anita thích bài này.

Chia sẻ trang này

XenForo Add-ons by Brivium ™ © 2012-2013 Brivium LLC.