Tại thấy nói đến function nhiều và cũng như thấy nhột nhột khi anh @Cyan Wind (trân trọng tag anh vào) bảo là tìm hiểu xong mà không chia sẻ là ích kỉ , Linh cũng dịch mấy cái thứ này từ đầu năm 2016, nhưng để lâu quá quên mất. Cho bạn nào hứng thú với Socionics Linh cũng thích Nhá hàng trước vài bài đã dịch xong, còn lại sẽ cố gắng một tuần một bài :'( Đừng hỏi tại sao chậm nha T.T. YvY Không ai hứng thú thì mình tự thẩm vậy. Bản dịch chưa xin phép gì đâu, tại trang nó bằng tiếng Nga T.T, nếu có yêu cầu gì từ bên kia thì Linh sẽ xoá (mà chắc không có, không mong mình sẽ nhọ tới thế). Nguồn: Theory | School of System Socionics Theory Socionics from novice to expert What is Socionics? The systems theory approach Information elements Model of the Type of Information Metabolism (TIM) Blocks Functions of the A-model TIM Models descriptions Intertype relations Socionics by Yermak Người dịch: @Huyên Linh aka @Bạch Tuyễn .
Có thể bạn đã nghe nói đến Socionics – một lý thuyết nghiên cứu về sự trao đổi thông tin (information metabolism). Nghe thật khó hiểu nếu bạn là người mới bắt đầu phải không? Hãy nói đơn giản hơn vậy. Trao đổi là chuyển đổi qua lại. Như vậy, Socionics tập trung và sự trao đổi thông tin giữa ai đó (vật nào đó). Ai đó là những người nào vậy? Tất cả những người nào có não (theo nghĩa đen). Khi một người nào đó tiếp xúc với một người khác hoặc một vật khác, người đó tiếp nhận thông tin từ “ai đó” hoặc “vật nào đó” này. Vậy thì tiếp xúc ở đây là gì? Đơn giản là là nhìn, sờ, nghe, ngửi bằng mọi giác quan có thể. Một câu hỏi nữa, “tiếp nhận thông tin là gì”? Thông tin là gì? Trong cuốn sách “How to learn to understand people” Ermak đã viết rằng, “thông tin là một thước đo cho sự tương tác của các phần tử trong một hệ thống.” Hãy viết lại nó theo một cách dễ hiểu hơn. Nếu trong quá trình tương tác giữa hai vật, một trong hai, hoặc cả hai bị ảnh hưởng theo một cách nào đó, thì đã có sự trao đổi thông tin. Thử lấy một ví dụ nhé. Bạn đang quan sát một quả táo và bạn đang nhận thông tin từ nó: nó còn xanh hai đã chín ngẫu, hình dạng của nó ra sao, nó có bị ung chỗ nào không; và nếu bạn là chuyên gia về táo, bạn còn có thể phân loại nó nữa. Bạn đã nhận được thông tin về quả táo. Bạn đã bị ảnh hưởng. Bạn có thể đang muốn cắn một miếng táo, hoặc không. Bạn gặp một người và bạn cảm thấy họ thật là ưa nhìn và đó cũng là một phản ứng của bạn trước thông tin về người đó. Bạn nhìn vào nụ cười thân thiện, hoặc ngoại hình ưa nhìn và kết quả là bạn có thái độ tích cực với người đó. Bạn đọc báo về một trận động đất ở đâu đó. Đây cũng là thông tin cho bạn, dù bạn chưa bao giờ đến nơi đó. Do đó, các thông tin không chỉ có thể truyền bằng đường trực tiếp mà có thể bằng các con đường gián tiếp. Và bây giờ bạn hãy thử thay thế trong khái niệm trên từ “phần tử hệ thống” thành chính bạn và những đối tượng mà bạn đã tiếp xúc, và thuật ngữ “thước đo” bằng “số liệu”, và bạn sẽ nhận được một câu như sau: Thông tin là số liệu cho sự tương tác giữa não bạn và một vật thể nào đó (một người, một vật, một con thú,…) Thông tin không thể tồn tại nếu như không có sự tương tác giữa các vật thể (hoặc sự tương tác giữa các phần tử hệ thống). Thông tin được phát sinh từ những va chạm như thế. Không tương tác – không thông tin. Hãy tưởng tượng có một chiếc ghế nào đó ở tận bên kia thế giới. Và bạn đang ở nhà. Bạn không nghe về nó, không nhìn thấy nó, chưa từng ngồi lên nó. Bạn có tương tác với nó không? Nhiều người nghĩ về thông tin như một thực thể có sẵn, tồn tại độc lập. Và một người có thể nhận về thông tin như nhận lấy một lá thư. Nhưng sự tồn tại vật lý của thế giới chỉ đơn thuần là tồn tại, nó không bao hàm thông tin. Và thông tin chỉ nảy sinh trong chính não bộ của chúng ta, là kết quả của nhận định của chúng ta về thế giới (con người, cảm xúc,…) Nguồn: What is Socionics? What is its subject? What is a metabolism? What is information?
Bạn có thể tự hỏi hệ thống có liên quan gì tới Socionics. Tại sao Ermak lại đề cập tới hệ thống? Bởi vì mục đích của khoa học không phải là để áp dụng riêng cho từng cá nhân, từng cái ghế con mèo cụ thể. Khoa học tổng quát hoá các hiện tượng trên một sự tương đồng nào đó. Bạn có thể gọi mọi người là đàn ông, phụ nữ và trẻ em. Đây cũng là một sự tổng quát hoá. Hãy xét tới một sự tổng quát khác – hệ thống. Và chúng ta phải hiểu tại sao chúng ta lại cần sự tổng quát hoá này. Hãy nhìn vào định nghĩa. Hệ thống là gì? Trong cuốn sách của Ermak chúng ta tìm thấy định nghĩa của nó như sau: Hệ thống là một tập hợp các phần tử, mô hình của các đối tượng, và chúng tương tác với nhau bằng cách sử dụng những đường dẫn giao tiếp, và để hướng tới một mục đích nhất định. Định nghĩa này cũng cần được giải thích. Nó nhắc tới “mô hình của các đối tượng”. Bạn có thể liên tưởng tới mô hình ô tô, mô hình máy bay, mô hình siêu nhân mà ngày bé bạn thường hay chơi và sưu tập chúng. Rõ ràng rằng những mô hình như thế không phải là một cái xe hay máy bay thực sự, mà là những tái tạo đã được đơn giản hoá của chúng. Khi mà mô hình ô tô được chế tạo, nó được làm để nhìn giống với những chiếc xe ô tô thực sự. Dĩ nhiên, nó không có động cơ, bình xăng, phanh,… Mô hình đó chỉ nhìn giống với chiếc xe dựa vào hình dáng và màu sắc bên ngoài. Và đó là dụng ý của những người chế tạo ra mô hình đó. Mục đích chế tạo mô hình có thể khác với bên trên, ví dụ: để chế tạo ra một mô hình có thể thực hiện được một chức năng cụ thể, như một chiếc mô hình xe đạp có thể di chuyển bình thường như một chiếc xe đạp thực sự. Nó hoàn toàn phụ thuộc vào mong muốn của người tạo ra mô hình. Và hoá ra bạn không chỉ có thể tạo ra mô hình cho xe ô tô hay xe đạp mà còn có thể tạo ra một mô hình của con người. Ví dụ như rô bốt chính là một mô hình của con người. Và rõ ràng rằng không có một mô hình nào có thể giống với con người trên mọi phương diện. Hãy nhớ rằng, mô hình chỉ chế tạo để phục vụ một nhiệm vụ cụ thể. Khi ta muốn tạo ra một mô hình của máy chỉnh âm, những thứ gì không liên quan tới nó, đều không được cân nhắc tới. Để tái tạo lại tâm trí con người trên mọi phương diện là điều không thể (khi xem xét sự phức tạp vô tận của nó), nhưng bạn có thể dựng lại một số chức năng của nó. Những chức năng làm ta hứng thú. Mô hình luôn là một sự đơn giản hoá của bản gốc. Socionics tập trung vào những sự trao đổi thông tin diễn ra trong tâm trí con người. Và đây là phần duy nhất của con người là đối tượng nghiên cứu của Socionics. Vì vậy, trong Socionics ta có một mô hình của sự trao đổi thông tin. Chúng ta sẽ bàn tới nó sau. Hãy quay trở lại với hệ thống. Như vậy, hệ thống là tập hợp của một vài mô hình. Nếu như mô hình là sự thay thế đã được đơn giản hoá của vật thể thì hệ thống cũng là một mô hình và nó cũng không phải là bản thể chính gốc. Sự khác biệt là hệ thống thể hiện sự tương tác giữa các mô hình cấu thành, và sự tương tác phục vụ một mục đích nhất định. Tất cả những thứ này được tổng hợp lại với nhau trong khái niệm về hệ thống. Nhìn chung, tất cả mọi thứ trên thế giới này có thể được thể hiện dưới dạng hệ thống. Hệ thống tiêu hoá trong cơ thể chẳng hạn. Trong hệ thống này, dạ dày, ruột, tuỵ, răng và lưỡi tương tác với nhau. Mỗi phần tử của hệ thống có một vai trò cụ thể. Một số ví dụ khác: hệ thống các doanh nghiệp, hệ sinh thái, hệ thống năng lượng mặt trời,… Có một môn khoa học gọi là khoa học hệ thống. Và ngành này nghiên cứu về hệ thống. Và những nhà hệ thống học đã khám phá ra một số định luật về nó. Và chúng được gọi là những nguyên lý hệ thống (system principles). Ví dụ, có một nguyên lý hệ thống, được gọi là “nguyên lý quy định mục tiêu”(principle of goal-setting), và nó nói rằng: “mục đích của một hệ thống luôn luôn được quy định bởi siêu hệ thống.” Như vậy, một hệ thống luôn có mục đích, và mục đích đó không được đặt ra bởi chính hệ thống đó mà bởi một siêu hệ thống. Siêu hệ thống là một hệ thống bao gồm hệ thống đang được xem xét. Hãy tưởng tượng con lật đật, bên trong con này có một con lật đật khác. Ví dụ: Hệ thống “nhà máy” có siêu hệ thống “công nghiệp”, hệ thống “gia đình” có siêu hệ thống “xã hội”,… Nghe có vẻ lạ, chúng ta luôn cho rằng chúng ta là người định ra những mục tiêu cho bản thân. Nhưng có thật như vậy không? Bây giờ hãy xem xét tới không chỉ sự trao đổi thông tin giữa hai người cụ thể, mà hãy nghĩ tới sự trao đổi thông tin giữa hai hệ thống (hoặc giữa các thành phần). Và các nguyên lý hệ thống cũng sẽ được áp dụng ở đây. Phép tiếp cận hệ thống (system approach) sẽ cho phép chúng ta tạo mô hình của một phần của tâm trí con người, vốn gắn liền với sự trao đổi thông tin. Nguồn: The systems theory approach? What is the system? What is a model?
Hãy nhìn sâu hơn vào những thông tin mà ta nhận được. Chúng bao gồm những loại thông tin gì? Chúng ta nhận thấy, ví dụ, rằng quả dưa chuột màu xanh, rằng một ai đó đang tức giận, rằng bây giờ là 2 giờ chiều, rằng giá xăng đang tăng, rằng 2 + 2 = 4,… Những vấn đề liên quan tới sự phức tạp của thông tin có thể được giải quyết bằng cách phân loại những mảnh thông tin rời rạc thành từng mục cụ thể. Trong Socionics, tất cả thông tin được phân thành tám phân tử thông tin, lần lượt là <work>, <system>, <will>, <comfort>, <emotions>, <relationship>, <possibilities>, <events>. Cần lưu ý rằng những tên gọi này chỉ là thuật ngữ mà thôi. Những tên gọi này đã trở nên phổ biến trong Socionics. Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu hàm nghĩa chính xác của nó. Đầu tiên, câu hỏi là: Tại sao tất cả thông tin lại được chia ra thành 8 phần? 8 loại này có thể phủ lên toàn bộ các thông tin được không? Hãy lướt qua một vấn đề khác trước: các nhà khoa học kết luận rằng nhận thức của con người là chủ quan (subjective). Từ điển bách khoa toàn thư cho ta định nghĩa sau: Chủ quan. Liên quan đến nhận thức của chủ thể tư duy, hoặc sản sinh ra từ hoạt động của chủ thể. Một đặc điểm của tri thức: bản chất của đối tượng đang xem xét không được mô tả một cách toàn diện. Như vậy, nhận thức của chúng ta không thực sự triệt để, chúng ta nhận biết theo cách mà các giác quan của chúng ta cho phép. Hãy nhìn một con ruồi và tự hỏi con ếch nhìn nó như thế nào? Chúng ta biết rằng một số loài thú cảm nhận được sóng siêu âm, sóng trên giới hạn nghe được ở người, một số loài khác thì chỉ nhìn thấy được những vật chuyển động. Một số loài thú, không giống con người, có thể “nhìn” được nhiệt xạ trên cơ thể. Vì vậy, nhận thức của chúng ta bị giới hạn theo một cách nào đó. Chúng ta điều biết về bức xạ mặt trời, dù cho các nhà khoa học có thể nói về sóng và hạt, chúng ta cảm nhận nó dưới dạng nhiệt và ánh sáng. Do đó, lý luận của chúng ta là chủ quan, và những thông tin được chia thành các phân tử thông tin. Chúng ta hãy xem xét quá trình phân loại thông tin dựa theo các tính chất nhất định. Chúng ta sống trong một thế giới vật chất, như chúng ta đang cảm nhận nó. Trong thế giới này chúng ta có thể phân biệt được chất liệu (substance) hữu hình và các trường (field) mà chúng ta không thể chạm vào. Chúng ta cũng nhận thấy rằng chất liệu tồn tại dưới dạng các vật thể độc lập: đá, sỏi, nước, cây,… Điều gì khiến chúng tách riêng rẽ? Vì mọi vật thể đều có những điểm kết thúc, đó là công việc của đường phân giới (boundaries). Chúng ta có thể chia chất liệu thành vật thể (objects) và khoảng không gian (space) giữa chúng. Hơn nữa, tất cả mọi vật thể đều có đặc tính riêng của mình. Còn các trường thì sao? Từ điển cho chúng ta định nghĩa rằng: Trường là một vùng không gian xung quanh một vật thể, ví dụ như chứa những hạt tích điện hay các đường sức, mà trong vùng đó nó có thể tác động một lực lên một vật thể khác không tiếp xúc với nó. Chúng ta cảm nhận được các lực này dưới dạng năng lượng (energy). Nhưng do vật thể, không gian và năng lượng luôn thay đổi, chúng ta cảm nhận được sự thay đổi qua dòng chảy của thời gian (time), hay sự kiện (events). Một hạt giống được gieo và một cây con mọc lên, sau đó thân cây lớn lên và mọc cành, từng chút từng chút một. Với con người, những sự thay đổi này được cố định trong dòng chảy của thời gian, một chuỗi các sự kiện diễn ra. Bốn yếu tố thông tin: thời gian – vật thể – không gian – sự kiện (time – objects – space – evergy) Chúng ta đã xác định bốn yếu tố thông tin (macroelements). Chúng bao phủ toàn bộ thông tin mà một người có thể nhận được. Trong Socionics, yếu tố thông tin được biểu hiện bằng bốn kí hiệu: (objects), (space), (energy), (time). Hãy để ý rằng bốn kí hiệu đều được tô hai màu đen trắng. Mỗi yếu tố thông tin được chia thành hai thành phần như sau: Thành phần nội tại (essence component) là những gì cơ bản, thiết yếu của một vật thể, phân biệt nó với những vật thể khác. Thành phần tương quan (relation component) là mối tương quan giữa các thuộc tính, sự so sánh giữa các thuộc tính với nhau. Hãy minh hoạ hai thành phần này thông qua ví dụ về một cái bàn. Bàn thường được làm từ gỗ, nó có các chân để nâng mặt bàn. Tính năng cơ bản của bàn là nó có một mặt phẳng nằm ngang để để các thứ lên đó, để ăn, để viết, để làm việc hoặc những thứ khác. Trong ví dụ này ta đã xem xét tới đặc tính cơ bản của cái bàn, tức là chức năng cơ bản của bất cứ cái bàn nào. Người ta chế tạo ra rất nhiều kiểu bàn khác nhau: bàn viết, bàn cà phê, bàn bếp,… Những chiếc bàn này có một, hai, ba hoặc bốn chân. Bàn là một phần của nội thất: một cái bàn cà phê và hai chiếc ghế; một tủ quần áo, một chiếc sô pha, ghế bành, một bàn ăn và ghế. Bàn có thể được làm từ gỗ, kính, nhựa, kim loại,… Khi chúng ta xem xét tới những loại bàn khác nhau, chúng ta so sánh chúng với nhau, tạo những mối tương quan trong suy nghĩ. Như ví dụ trên cho chúng ta thấy, tương quan giữa các vật cần thiết trong việc phân loại và hệ thống hoá, để sắp xếp và khái quát hoá kiến thức của chúng ta. Như vậy, thông tin vật thể (objects) – được chia thành hai phân tử thông tin: <work> (nghĩa việt: làm việc) () và <system> (nghĩa việt: hệ thống) () (các kí hiệu bây giờ chỉ có một màu duy nhất) Chúng ta đặt tên cho chúng như vậy là bởi vì thông qua việc sử dụng những đặc tính của chúng (nội tại) để hoàn thành một số công việc. Hãy lấy gỗ làm ví dụ. Vật liệu này thường mềm (dù không mềm như lông) nhưng mềm hơn kim loại. Nên chúng ta có thể thiết kế trên gỗ bằng những dụng cụ kim loại cứng và sắc hơn, dao chẳng hạn, hoặc cưa, hoặc rìu. Gỗ nổi trên mặt nước, chúng ta dùng nó làm bè. Gỗ có thể cháy, chúng ta có thể dùng chúng làm nhiên liệu. Làm việc với các vật thể, con người tạo ra công nghệ, phương pháp, quy trình sản xuất. Trong Socionics, phân tử thông tin <work> còn được gọi là <work logic>, <black logic>. So sánh giữa thuộc tính của vật thể và mối tương quan giữa chúng, tạo ra một thông tin lớn hơn hợp logic gọi là hệ thống hoá. Việc tìm ra các điểm chung và riêng của các vật thể, tạo ra bảng biểu, cấu trúc, tính toán, sắp xếp các thứ theo thứ tự nhất định, xây dựng thuật toán, tìm ra các quy tắc,… có thể được phân loại vào hoạt động logic. Hãy làm một vài phép toán. Hai chiếc ghế cộng thêm ba cái khác là bao nhiêu cái? Rõ ràng nó là năm cái. Chúng ta có quan tâm tới hình dáng mẫu mã màu sắc của ghế khi cộng chúng không? Không, chúng ta chỉ xem xét tới số lượng của chúng, hay chính là những mối tương quan cụ thể giữa vật thể. Chúng ta còn có thể đếm một cách trừu tượng: 2 + 3 = 5. Đây là một ví dụ về hệ thống logic. Phân tử thông tin <system> còn được gọi là <structure logic>, <white logic>. Bây giờ hãy chia những yếu tố còn lại theo cách tương tự. Thông tin <space> gồm thành phần nội tại <will> () (nghĩa việt: ý chí) hay là <will sensing>, <black sensing>, và thành phần tương quan <comfort> () (nghĩa việt: sự tiện nghi) hay <comfort sensing> <white sensing>. Chúng ta phải nhớ rằng yếu tố thông tin được chia ra bởi hai thành phần nội tại và tương quan. Theo cách chủ quan, chúng ta cảm nhận space (khoảng không gian) như là khoảng trống giữa các vật thể được tạo ra bởi đường phân giới (boundary) của chúng. Khoảng không sẽ không tồn tại trong nhận thức của chúng ta nếu không có những đường phân giới. Khoảng không gian đo lường được, phạm vi của không gian rỗng và ý niệm về vật thể tồn tại ngay sau khi đường phân giới tồn tại. Chúng ta còn có thể xem xét không chỉ về không gian vật lý mà còn có không gian tâm lý. Có thể bạn đã từng nghe tới cụm từ “không gian sống”. Chúng ta có thể làm nó mở rộng, làm giàu nó, hoặc thu hẹp nó, hoặc bảo vệ nó. Khi bạn mua cái gì đó cho bạn, cho nhà của bạn hoặc gia đình của bạn, đó là bạn đang tăng cường không gian sống của chính mình. Các từ hay gặp của phân tử thông tin này là: phòng thủ, tấn công, giới hạn không gian, áp lực, giết, đẩy lùi, ý chí, mong muốn, ảnh hưởng, ép buộc, kỉ luật, cứng rắn, sức mạnh, thẩm quyền, huy động, hung hăng. Thông tin về mối tương quan giữa các đường phân giới cấu thành phân tử thông tin <comfort>. Hãy nhớ lại cảm giác của bạn khi mang một đôi giầy mới. Giả sử chúng ta phàn nàn rằng đôi giày thật chật và chẳng thoải mái tẹo nào. Làm sao bạn biết được rằng chúng không thoải mái? Bạn đã cảm nhận sự tương tác của những đường phân giới giữa chân bạn và đôi giày. Sự tương tác này đã mang lại cho bạn những thông tin về sự thoải mái. Điều tương tự xảy ra khi bạn ngồi lên một cái ghế gỗ hay một cái ghế bành. Bạn cảm nhận đường phân giới của cơ thể bạn và chiếc ghế tương tác với nhau. Và bạn biết được rằng chiếc ghế có thoải mái hay không. Một ví dụ khác liên quan tới loại thông tin này là sự hài hoà giữa các đường nét. Bạn nhìn thấy một bình hoa rất tao nhã với đường nét và tỉ lệ hoàn hảo và bạn thốt lên :”Đẹp quá!” Cái đẹp được cảm nhận thông qua sự tương tác giữa các đường phân giới, do đó nó cũng thuộc về loại “comfort sensing”. Nhưng chú ý rằng, nếu chúng ta hiểu cái đẹp như là một dạng ngưỡng mộ, hay nếu trong trường hợp chúng ta cho rằng một cái ví đắt tiền hay một công thức toán học là đẹp, thì đó là lại thuộc về một phân tử thông tin khác. Những từ đa nghĩa như vậy được gọi là đa nguyên tố. “Tiền bạc”, từ mà chúng ta hay bắt gặp trong <will sensing> cũng là một từ đa phân tử. Yếu tố thông tin “energy” (năng lượng) cũng dược chia thành thành phân nội tại <emotions> () (cảm xúc) (<emotion ethics>, <black ethics>) và thành phần tương quan <relationship> () (mối quan hệ) (<relationship ethics>, <white ethics>). Nhưng điểm tương đồng giữa năng lượng, cảm xúc và mối quan hệ là gì? Thực tế, nếu mức năng lượng của bạn thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của trạng thái cảm xúc. Nếu bạn đang hạnh phúc, mức năng lượng của bạn cao, và bạn cảm thấy muốn phát điên, hét, nhảy, xoay vòng và trèo cây như khỉ. Nhưng nếu trạng thái cảm xúc của bạn xuống thấp, bạn thấy buồn, năng lượng biến mất nhường chỗ cho sự thờ ơ, và bạn chẳng muốn làm gì cả – tất cả đều do mức năng lượng của bạn trồi lên sụp xuống. Vì vậy, thành phần nội tại của “energy” là thông tin về trạng thái cảm xúc trong bản thân ta: vui, buồn, đam mê, lo lắng, hoảng loạn, hào hứng, thông cảm, trầm cảm, cảm hứng, sợ hãi, cười, khóc, yêu… <Relationship> là sự tương tác giữa các trạng thái năng lượng. Nếu bạn gặp một ai đó thô lỗ, mức năng lượng của bạn thay đổi, bạn hình thành một mối quan hệ đặc biệt cho người đó. Cũng có thể nói rằng hai trang thái năng lượng kết hợp đã tạo ra một mối quan hệ. Một mối quan hệ cần có những đối tượng của nó, nó hướng đến một ai đó hoặc một thứ gì đó (đối tượng của mố quan hệ). Phân tử <relationship> thường liên quan tới những từ: tốt, tử tế, độc ác, tinh tế, lịch sự, khoan dung, hay cáu giận, thông cảm, ác cảm,… Thông tin <time>được chia thành thành phần nội tại <possibilities> (các khả năng) (<possibility intuition>, <black intuition>) và thành phần tương quan <events> (sự kiện) (<temporal intuition>, <white intuition>) Hãy tưởng tượng rằng bạn đang ở một nơi rộng rãi. Chúng ta có rất nhiều cách để quay người mọi hướng và bước đi. Nhưng tất cả những khả năng này chưa thành hiện thực, chúng chỉ là khả năng. Trong rất nhiều cách đó, chúng ta chỉ có thể chọn một hướng và bước đi. Và khi đã chọn được một hướng và bước đi, ta đã tạo ra một sự kiện. Minh hoạ này rất đơn giản, tuy thế nhưng bất cứ thời điểm nào trong cuộc sống ta cũng có hằng hà sa số những phương án khác nhau để chọn lựa. Sự phát triển của những sự kiện tiếp theo dựa vào những quyết định chọn lựa của chúng ta. Do đó, mỗi khả năng là một sự kiện có thể xảy ra, và nó tạo nên đặc điểm của yếu tố <time> (thời gian). Phân tử thông tin <possibilities> thường liên quan tới các khái niệm như: hiểu biết, tiềm năng, ý tưởng, độc đáo, tuyệt vời, tốt, xấu, tích cực, tiêu cực, thiếu triển vọng, vô nghĩa, tầm thường… Nhưng dòng thời gian mà chúng ta quan sát sẽ không chứa mọi khả năng có thể có, chỉ những sự kiện nào xảy ra mới có mặt trên dòng thời gian. Nó định hướng sự phát triển của lịch sử. Chúng ta cảm nhận chủ quan một chuỗi các sự kiện như là một dòng chảy thời gian. Không chỉ các việc lớn lao hay trọng đại mới được ghi nhận là sự kiện, tất cả những khả năng đã xảy ra được coi là sự kiện: cái bút rợi khỏi mặt bàn cũng là một sự kiện. Dòng chảy thời gian chỉ có thể được nhìn nhận qua ý niệm của cấc sự kiện. Hãy viết một bài văn về bạn đã làm gì trong một ngày của mình, và bạn chắc hẳn sẽ viết về những gì đã xảy ra trong ngày đó. Những móc nối giữa các dòng chảy thời gian quy định sự tất nhiên của sự kiện tiếp theo. Và ta có phân tử thông tin <events>. Những từ khoá của phân tử thông tin này là: quan điểm, sự kiện, sự thay đổi, dự đoán, chậm trễ, lang phí thời gian,… Một lưu ý quan trọng rằng, những từ ngữ được dùng trong Socionics thường bị nhầm lẫn với ngữ nghĩa thông dụng của chúng. Và như đã lưu ý ở trên, nhiều từ thường mang tính đa phân tử, và việc nó thuộc phân tử thông tin nào chỉ có thể dựa vào ngữ cảnh. Hãy xét ví dụ sau: Tiền là một cách thức để làm giàu. Tiền là một tờ giấy được đóng dấu và có ghi giá trị. Câu đầu tiên nhắc tới khái niệm về mở rộng “không gian sống” của một người, do vậy nó thuộc về <will sensing> . Câu thứ hai nói về chất liệu của tiền và những đặc điểm của nó, vậy nó là <work logic> . P «work», «work logic», «black logic» L «system», «structure logic», «white logic» F «will», «will sensing», «black sensing» S «comfort», «comfort sensing», «white sensing» Е «emotions», «emotion ethics», «black ethics» R «relationship», «relationship ethics», «white ethics» I «possibilities», «possibility intuition», «black intuition» Т «events», «temporal intuition», «white intuition» Trên đây là bảng về các thuật ngữ và tên gọi thông dụng của các phân tử thông tin. Bài sau chúng ta sẽ bàn về quá trình tiếp thu, xử lý và đưa ra sản phẩm từ thông tin đầu vào thông qua một mô hình tương tác giữa con người và thế giới bên ngoài. Nguồn: Information elements. Subjective perception.
Tuỳ vào context và người nói . Thấy size up mang tính quan sát để đánh giá, nhận định về tính chất của cái gì đó. Nó mang nghĩa của phân tử nào thì tuỳ thuộc vào ý định của người nói. Nói size up trong nghĩa là nhận định xem một vật cần hoặc chứa đựng bao nhiêu "power, force, or influence" thì là Se (trong socionics). Trong đây là phân loại thông tin, ban đầu mình dịch mình cũng đọc xong cũng thấy rất bối rối, đó là tại vì mình quen vs MBTI quá lâu và nhìn nhận đây là các functions (xử lý thông tin) Đây chỉ là phân loại thôi, nó diễn ra ngay lúc mình tiếp nhận thông tin. Như mình là Fe thì sẽ là cảm nhận được nội tại năng lượng của không khí xung quanh, aka buồn, vui, sôi nổi, hào hứng... Ti dom thì cảm nhận được tương quan logic giữa các vật, như ví dụ trong bài, là 2+2 = 4. Thấy bài trên đúng thực là không giải thích rõ ràng về Se. . Se nhận ra tính chất nội tại của không gian của vật, đã nội tại còn không gian hen, mình cũng yếu T cộng vs iq không cao nên đọc chẳng hiểu. Nhưng không gian đây không chỉ nói đến không gian vật chất mà còn có thể nói đến không gian tâm lý, như đã giải thích trong bài là thông tin không chỉ xuất hiện khi bạn vs nó tiếp xúc trực tiếp, mà còn qua con đường gián tiếp. Se cảm nhận được không gian mà vật/người đó ảnh hưởng lên được/giành lấy được xung quanh. Nói nôm na thì giống kiểu con hổ đi tè xung quanh rừng đánh dấu đây là của tao , tao có ảnh hưởng lên khoảnh đất và không gian trên khoảnh đất này.