Đúng theo chủ đề thảo luận, các NTs hãy nêu ra phong cách làm việc nhóm của bạn. Không nói đến việc thích hay không thích làm việc nhóm, hãy đặt mình vào một vị trí trong một nhóm và nghĩ đến những thiên hướng, phương cách mà các bạn sẽ hướng đến trong quá trình làm việc chung với những người khác. Các bạn cũng có thể nêu ra những hành động, phương án giải quyết hay thái độ của bạn dựa vào từng danh mục được nêu dưới đây để chỉ ra phong cách làm việc nhóm của mình nhé Như tớ sẽ làm trước và mọi người nếu thích thì sử dụng cái này đề tiếp tục INTJ 1. Cách tiếp cận các dự án, kế hoạch của cả nhóm - Tập trung vào mạch trôi chảy, sự khả thi, tính thực tế và mức độ hiệu quả, sự hữu dụng của các hoạt động được nêu ra trong kế hoạch. - Quan tâm đến các chiến lược thực hiện cụ thể, đưa ranhiều hơn một phương án thực hiện cho từng bước hoạt động. 2. Cách giải quyết, đối mặt những xung đột có trong nhóm - Theo tớ, trước nhất thì từng thành viên cần ý thức được quy luật "không mang cảm xúc cá nhân vào công việc" để không làm gián đoạn mạch làm việc. Tớ sẽ chia xung đột theo từng tình huống để giải quyết như sau: Xung đột giữa các thành viên khác: Sẽ không xen vào để họ tự giải quyết, chừng nào xung đột của họ không ảnh hưởng đến mạch làm việc cá nhân thì chừng đó tớ vẫn không liên quan gì đến họ. Trừ phi tớ là đội trưởng cần xử lí tình hình, tớ vẫn sẽ hướng đến một cuộc nói chuyện làm rõ mọi thứ giữa hai người và nhắc nhở họ về nhiệm vụ của mình, nhắc về phương châm "không mang cảm xúc riêng vào công việc". Nếu vẫn không hiệu quả thì loại bỏ Giữa tớ và một người khác: Tìm hiểu nguyên nhân trước. Sẽ có cuộc nói chuyện riêng với nhau để hiểu rõ ý của người kia cũng như để người đó hiểu được ý mình, cả hai bỏ qua những hiểu lầm có thể mắc phải và tớ sẽ chủ động tìm ra hành lang chung mà cả hai đang hướng đến để xử lí một cách tốt nhất và hiệu quả nhất. 3. Cách đặt câu hỏi, nêu ý kiến hay đóng góp cá nhân vào nhóm - Đặt câu hỏi ngay khi nhận thấy sự mơ hồ, thiếu chặt chẽ giữa những lập luận. Đặt câu hỏi để hiểu ý nghĩa đằng sau những hành động và mong muốn tìm ra sự hiệu quả, tác dụng của các hành động, hướng về câu hỏi "Why?" và "Is it necessary?" - Trong hầu hết các buổi thảo luận sẽ lắng nghe trước, tiếp nhận mọi thứ và nếu cần thiết mới đưa ra ý kiến đóng góp. 4. Đối mặt với những vấn đề cá nhân của các thành viên trong nhóm - Không quan tâm. 5. Vai trò trong nhóm mà bạn thường nắm giữ hay thực hiện rất tốt - Người tìm ra lỗi sai, nhận ra sự mơ hồ, thiếu căn cứ, không khả thi.
1. Cách tiếp cận các dự án, kế hoạch của cả nhóm: - Nếu giữ vai trò một thành viên đơn thuần, nói chung là làm việc của mình, mình không quan tâm. - Nếu giữ vai trò plan buider --> sẽ tổng hợp dữ liệu để đề ra các giải pháp chắc ăn nhất, loại bỏ nhiều nhất có thể các yếu tố dẫn tới thất bại và hướng các thành viên làm theo. Ngoài ra, sẽ tìm ra các điểm cốt lõi có thể quyết định thành công/thất bại, cũng như điểm mạnh, điểm yếu của từng thành viên để điều phối nhân lực. 2. Cách giải quyết, đối mặt những xung đột có trong nhóm: (*) Nếu xung đột liên quan đến công việc: - Nếu xung đột bắt nguồn từ những mâu thuẫn quan điểm có tính lý trí: Sẽ nghe phân tích, nếu giải pháp thực sự hợp lý và hiệu quả hơn. - Nếu xung đột phi lý trí("làm kiểu này tớ không vui, ứ chịu đâu"): + Nếu thành viên giữ vai trò quan trọng -> tìm cách để dung hòa hai giá trị lợi ích. + Nếu thành viên có thể loại bỏ -> Mời bạn out. (*) Nếu xung đột không liên quan tới công việc (tương tự như xung đột không có lý trí). 3. Cách đặt câu hỏi, nêu ý kiến hay đóng góp cá nhân vào nhóm - Câu hỏi thường là "Cái này đã chạm đến bản chất vấn đề chưa?". 4. Đối mặt với những vấn đề cá nhân của các thành viên trong nhóm: - Tương tự phần Nếu xung đột phi lý trí. 5. Vai trò phù hợp: - Plan-buider, vice-leader.
ENTJ 1. Cách tiếp cận các dự án, kế hoạch của cả nhóm - Nhìn tổng thể, cái nào chính, cần thiết làm trước, những thứ lặt vặt có thể làm sau hoặc bỏ qua. - Có thể làm lead nếu ưng ý với team -> Phân chia việc cho từng người, chỉ bàn việc công, ai không hoàn thành sẽ trực tiếp đánh giá, không khoan nhượng, chịu trách nhiệm hoàn thành toàn bộ nếu có mem không làm xong, dĩ nhiên phần công việc sẽ không được tính là của mem đó. Nếu không thì sẽ làm mem -> chỉ làm việc mình, không ra tay giúp đỡ trừ phi ảnh hưởng đến kết quả công việc của mình. 2. Cách giải quyết, đối mặt những xung đột có trong nhóm - Nhóm tốt hết là chỉ bàn việc công, xung đột tự đóng cửa bảo nhau đừng ảnh hưởng quá trình làm việc. - Tuy nhiên, nếu có: Sẽ cảnh báo từng thành viên dù xung đột đều phải làm việc tốt nhất có thể. -> Nhìn chung không xung đột là tốt nhất, còn nếu có mình sẵn sàng làm người vô hình 3. Cách đặt câu hỏi, nêu ý kiến hay đóng góp cá nhân vào nhóm - Hỏi nhiều nhất là "Tại sao?", "Làm vậy để làm gì?" và "Có cần thiết không?" - Chỉ đóng góp khi nó có liên quan đến đánh giá kết quả công việc của mình, người khác làm sai thì thôi kệ đi. (Trong TH đánh giá công việc cả nhóm theo tính tập thể thì sẽ ôm được bao nhiêu việ tốt bấy nhiêu, dù sao cũng ảnh hưởng trực tiếp.) 4. Đối mặt với những vấn đề cá nhân của các thành viên trong nhóm - Không phải là teamwork sao ._. Quan tâm cá nhân làm chi 5. Vai trò trong nhóm mà bạn thường nắm giữ hay thực hiện rất tốt - Lead hoặc member tàng hình im im tự làm tự nhận.
Xin lỗi vì không phải NT mà vẫn làm nha : )) [ ENFP ] 1. Cách tiếp cận các dự án, kế hoạch của cả nhóm - Quan tâm nhất vào sự đặc biệt, mới mẻ, và tiềm năng của dự án 2. Cách giải quyết, đối mặt những xung đột có trong nhóm - Xung đột trong nhóm là hiển nhiên, nhưng ai có lý hơn, và có thể thuyết phục mọi người tốt hơn thì sẽ được chọn thôi. Mình cũng sẽ tuân theo quy luật này, dù biết chắc về nhà sẽ ức chế. Nhưng thường mình sẽ cố tìm ra điểm có lợi từ các ý và hình thành nên 1 phương án hợp lý và đặc biệt. Đến nước này mà còn bị bác bỏ thì " **, sau này bố sẽ tự làm thành công cho bây sáng mắt ra : )) " , và tiếp tục nghĩ cái khác :v - Còn xung đột vấn đề cá nhân, lúc làm việc sẽ có xu hướng bảo 2 bên tạm nhịn nhau tập trung vô vấn đề 1 cách khách quan nhất, sau đó về nhà lúc rảnh có thể nhiều chuyện giải quyết ( nếu mình là người có trách nhiệm :v ) 3. Cách đặt câu hỏi, nêu ý kiến hay đóng góp cá nhân vào nhóm - Khuyến khích càng nhiều ý tưởng càng tốt - Câu hỏi " Có gì mới, đặc biệt chưa? ", " Tại sao người khác lại chú ý và chọn dự án của nhóm mà không phải dự án khác? ", " Việc đang làm liệu có ý nghĩa? có hiệu quả? ". Câu hỏi với bản thân " Có vui không? : )) " - Làm nhiều điều mới đã trở thành thương hiệu của mình, có lúc còn cảm thấy áp lực vì điều này. 4. Đối mặt với những vấn đề cá nhân của các thành viên trong nhóm - Không giải quyết được vấn đề cá nhân thì rất khó mong người đó toàn tâm toàn ý vào công việc, với tiêu chí vậy mà hành động thôi 5. Vai trò trong nhóm mà bạn thường nắm giữ hay thực hiện rất tốt 1) Nhận trách nhiệm lead 1 cái gì đó ( từ 1 phần , đến cả dự án ) : )) 2) Thường là thằng bày trò, và lôi kéo người ta thực hiện 3) Đóng góp ý tưởng 4) Chỉ đâu đánh đấy ( Cái này đối với những cái dự án không hứng thú, cũng không quan trọng ) 5) Có lần mình bắt buộc phải làm vai trò phân tích, xem xét tính hợp lý. Làm cũng ổn, nhưng mà không giống mình chút nào, không có thời gian suy nghĩ ý tưởng còn bác bỏ hết cái này đến cái kia, nói chung rất stress
INTP 1. Cách tiếp cận các dự án, kế hoạch của cả nhóm - Nhìn tổng thể, phân tích các dữ kiện đầu vào và tìm giải pháp hợp lý . - Tiếp tục điều chỉnh phương pháp trong quá trình làm việc sao cho hiệu quả nhất. 2. Cách giải quyết, đối mặt những xung đột có trong nhóm - Thường không xung đột vì mình khá dễ tính. - Tự mình tìm giải pháp cho mình, còn người khác mặc kệ, kể cả khi mình có nhìn ra sai lầm trong phương pháp của họ và có cả solution thay thế. 3. Cách đặt câu hỏi, nêu ý kiến hay đóng góp cá nhân vào nhóm - Tự hỏi, tự trả lời sao cho hợp lý nhất. - Thường ít khi quan tâm đến những việc không liên quan đến mình. (tính độc lập cá nhân hơi cao) 4. Đối mặt với những vấn đề cá nhân của các thành viên trong nhóm - Không quan tâm, công việc là công việc, dù bị bắt ép làm việc hay thích thú làm việc thì cũng chỉ cần quan tâm cv. Ngoài ra thì cuộc sống của ai người đó sống. 5. Vai trò trong nhóm mà bạn thường nắm giữ hay thực hiện rất tốt - Vai trò nào cũng sẽ phải cố gắng thực hiện cho tốt, tuy nhiên không muốn lãnh đạo hay bị lãnh đạo, nói chung là chẳng biết thế nào là phù hợp. - Tốt nhất là tránh làm leader vì có thể sẽ rất độc tài và mất kiên nhẫn với người khác.
Mình là 1 NT-er Mình xin bày tỏ chút về cách làm việc của bản thân 1. Cách tiếp cận các dự án, kế hoạch của cả nhóm - Trực tiếp đi thằng vào vấn đề ( Ví dụ như : lập trình wed , đi thẳng vào thực hành code , lập trang wed , nghiên cứu mày mò tài liệu , kiến thức chung , etc & ... ) [ Vấn đề riêng khác ] - Khả năng làm việc theo nhóm tương đối thấp ( vì lý do : bất đồng quan điểm , óc sáng tạo mỗi người mỗi khác , tránh chạm phải ý kiến áp đặt cá nhân của đối phương , hoặc đối tượng hay đố kị trì hoãn , thiếu quyết đoán và khó khăn về tính thống nhất ) - Hiệu suất làm việc tối đa nhất là ở môt mình . - Khả năng làm việc miệt mài theo chủ kiến và kinh nghiệm của bản thân đa phần là có mục đích . - Tuy nhiên , nếu làm việc theo nhóm sẵn sàng thu nhận ý kiến đóng góp kế hoạch và quy hoạch chọn lọc khắc khe ( không nhượng bộ cho chủ đề tiêu cực , vì lý do áp đặt bắt phải chấp nhận nó ) 2. Cách giải quyết, đối mặt những xung đột có trong nhóm - Thường chỉ ở trạng thái là một người đứng giữa, phân tích tình huống mà giải quyết theo hướng can ngăn . - Hướng nội ít giao tiếp bừa bãi , nên khả năng gây xung đột cá nhân khá thấp . 3. Cách đặt câu hỏi, nêu ý kiến hay đóng góp cá nhân vào nhóm - Tự đặt câu hỏi và tự mày mò nhiều ý kiến cá nhân ( Đơn lẻ ) tiếp tục chọn lọc và thực nghiệm ( Kiểm chứng tính khả thi của đáp án ) . 4. Đối mặt với những vấn đề cá nhân của các thành viên trong nhóm - Khái niệm công bằng là rất khó đối với nhóm , vì cảm xúc con người rất khó nắm bắt , không đơn thuần như những lý thuyết MBTI . - Giải quyết theo từng cá nhân và sử dụng khả năng mềm mỏng ( hoặc cứng rắn ) để kiểm soát và hiểu rõ hơn về vấn đề của họ . 5. Vai trò trong nhóm mà bạn thường nắm giữ hay thực hiện rất tốt - Thuyết trình , Nghiên cứu , Lưu trữ ( thông tin dữ liệu tài nguyên , cũng như nắm bắt nhu cầu của mỗi người ) - Tư Duy học & Tâm lý học ( chung chung ) . + Quan điểm cá nhân là như vậy , tuy nhiên trong cuộc sống bộn bề thay đổi , vẫn cần sử dụng nhiều vào trực giác và suy nghĩ nhiều hơn để có sự thích nghi tốt nhất trong môi trường nhóm . + Đừng quá lý thuyết , đừng quá nguyên tắc , đừng quá cổ hủ là được ! [ ]
ENTP 1. Về công việc chung - Nhận định tình hình một cách khách quan và nắm bắt được nhất có thể - Phân tích, đưa ra, cân nhắc các vấn đề liên quan - Kế hoạch dự án không bao giờ cố định mà luôn có thể thay đổi, nếu phải quyết định ngay phải cân nhắc kỹ càng và luôn có phương án thay thế. 2. Xung đột trong nhóm. Xung đột cá nhân không có chỗ đứng trong công việc, t xin phép không bàn đến, bởi nếu điều đó xảy ra xin mời các cá nhân đó out. T xin nói về xung đột trong công việc. Các xung đột này nên được giải quyết bằng tranh luận, thỏa hiệp đạt mục đích cao nhất cho lợi ích nhóm theo mọi cách có thể. 3. Cách đặt câu hỏi, nêu ý kiến hay đóng góp cá nhân vào nhóm - thoải mái thẳng thắn tôn trọng. 4. Đối mặt với những vấn đề cá nhân của các thành viên trong nhóm - Thái độ: không quan tâm ; hành xử : không can thiệp. - Trên thực tế vấn đề cá nhân CÓ ảnh hưởng đến lợi ích nhóm. Nếu quan sát phát hiện thấy sự việc ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích nhóm giải quyết ngay. 5. Vai trò/công việc trong nhóm thường nắm giữ hay thực hiện tốt - Trưởng nhóm, người nhắm đích, chỉ mục tiêu. - Tốt trong mảng thuyết trình, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, tìm kiếm, qui nạp. 6. Mặt chưa tốt trong làm việc nhóm - Không ưa kế hoạch quá chi tiết cụ thể - Không kiên nhẫn với công việc không thích/cho là thú vị. - Tính háo thắng, chưa khiêm tốn lắm. - Coi thường quy định về giờ giấc.
"Nỗi bất hạnh lớn nhất của một đứa cà lơ phất phơ là bị đẩy lên vị trí trưởng nhóm, phá hỏng toàn bộ ước mơ được trở nên thân thiện và ít nguy hiểm của nó." - Theo Chỉ Bàng Cự Chỉ trong cuốn "Nghệ thuật sống như chơi" ----- ENTP (hoặc có thể là INTP cũng nên) Lưu ý: Trải nghiệm trong ngành marketing tại các mảng: sale, copywriter, tổ chức sự kiện, planner. 1. Tiếp cận dự án, kế hoạch (Phi nhân sự) - Hiểu rõ kiến thức liên quan - Tìm hiểu cặn kẽ bối cảnh, môi trường tổng thể - Nắm chắc chắn nguồn lực của dự án - Support cho tất cả các ý tưởng rồi chọn ý tưởng hay nhất; thường không bác bỏ bất cứ ý tưởng nào trước khi hệ thống ý tưởng được phát triển đầy đủ. Vì: ý tưởng ngu nhất qua tay nhiều thằng chỉnh sửa cũng có thể trở thành ý tưởng hay nhất (đây là đặc trưng ngành =]]) - Sau khi xây dựng được 1 harem ý tưởng, mị sẽ vác súng đi bắn tỉa từng thằng. Tiết mục này rất thú vị. Nó giống như là vừa được vác súng đi giết người vừa được làm quan tòa 2. Tiếp cận con người trong dự án, kế hoạch - Nắm chắc thông tin, nguồn lực của các thành viên, bắt thóp điểm yếu điểm mạnh để dễ bề thao túng - Thiết lập luật chơi đặt sự công bằng lên hàng đầu. Ai phạm luật chơi của mị, mị sẽ cho out/ feedback và đề xuất lên cấp trên cho out, bất kể cưng có là ai, bạn thân nhất hay người mị có tình cảm thì cũng cho out. Từng được gọi là "vô cảm" nhờ điều này. (Nghe có vẻ giống J nhể? :v) - Sau tiết mục thống nhất ý tưởng sẽ phân việc chia đầu việc nhỏ để thành viên tự tư duy, tự thực hiện theo cách riêng. Nhưng sau đó, nếu thấy không được thì sẽ góp ý, sửa lại cùng thành viên. - Tranh luận văn minh, không công kích cá nhân, không xen tình cảm cá nhân vào. - Cách giải quyết, đối mặt những xung đột có trong nhóm: Tối kỵ việc mang cảm xúc cá nhân vào công việc. Các kiểu xung đột: [1] Xung đột tình cảm cá nhân giữa các thành viên khác: - Luật chơi đã đề ra: không mang cảm xúc vào công việc. Các bạn có 2 lựa chọn: 1 là out; 2 là làm việc cùng nhau như 2 người trưởng thành và chuyên nghiệp. - Ngoại lệ: Nếu hai thành viên đều quá giỏi và thuộc dạng cân team (mấy đứa thuộc hàng các "cụ" ), tôi sẽ sắp xếp nói chuyện tâm tình với từng người. Lúc này là lúc cần dùng đến hiểu biết về các thành viên ở phía trên đã nói. Với mỗi "cụ" sẽ thi triển một chiêu trò riêng. Thường là có hiệu quả. [2] Xung đột ý tưởng, thực thi giữa các thành viên khác - Cái này rất đơn giản, cái nào hợp lí thì áp dụng. (Vì tôi không mang tình cảm cá nhân vào nên loại bỏ trường hợp bản thân xung đột cá nhân với người khác.) [3] Xung đột ý tưởng, thực thi giữa bản thân và người khác: Thuyết phục, tranh luận, phản biện rồi Vote 4. Cách đặt câu hỏi, nêu ý kiến hay đóng góp cá nhân vào nhóm - Câu hỏi muôn hình vạn trạng: 1000 câu hỏi "Tại sao?", "Còn gì nữa không?", "Nếu mọi người là người tiêu dùng / khách hàng, mọi người thấy thế nào?",... - Ném bất cứ ý tưởng gì nghĩ ra trong đầu với tư duy: giết nhầm hơn bỏ sót. 5. Đối mặt với những vấn đề cá nhân của các thành viên trong nhóm - Đây là vấn đề ngoài công việc rồi --> sẽ xem xét giúp đỡ trong khả năng. Căn bản ngoài công việc, mọi người vẫn thương yêu gọi mị kèm những tính từ như "chơi đẹp", "dễ sống" ("lighthearted"), "hào phóng nhất" ("the kindest and the most generous girl") 6. Vai trò trong nhóm mà bạn thường nắm giữ hay thực hiện rất tốt Thường vào vai Trưởng nhóm kiêm: - Người đề xuất ý tưởng - Người phát triển, sửa chữa ý tưởng của người khác - Người phân tích - Người tổng hợp tất cả thành sản phẩm cuối cùng - Người đa di năng - Chuyên gia trên mọi mặt trận kiến thức Trong trường hợp Làm thường dân thì thêm cả 1 chức năng nữa đó là: - Kẻ phá đám: Sau khi nhóm chốt ý tưởng, con này sẽ là người phá đám bằng cách đưa ra 1 ý tưởng hoàn toàn khác vào phút chót. Rất tiếc là ý tưởng phút chót của tôi thường được chọn và dẫn tới việc phải thay đổi hoàn toàn kế hoạch ban đầu.