Mục đích của luật SHTT là để các phát kiến mới tiếp tục ra đời thôi. Con người có bản chất ích kỷ mà. Nên chuyển cơ chế sang thế này thì hợp lý hơn: Quyền sở hữu phát minh sau một thời gian ngắn sẽ thuộc về cộng đồng, nhưng tác giả vẫn đứng tên. Tác giả trong x năm sẽ hưởng 1 phần lợi tức khi phát minh đó được ứng dụng.
k có luật shtt các phát kiến vẫn ra đời đc. xh hy lạp cổ đại tôn vinh mạnh các cá nhân sáng tạo nghệ thuật, tên tuổi họ vẫn lưu giữ đến ngày nay, nhiều nơi thì ngược lại, vn chẳng hạn.
Nhưng trên thực tế cái luật SHTT đấy nó có thực sự giúp ích cho tác giả hay bảo vệ sự sáng tạo đâu, ngược lại còn kìm hãm và móc túi người dùng. Dẫn chứng ở VN luôn cho nó sát thực tế này: Lỗ hổng quản lý vụ tác quyền show Khánh Ly | Báo Giao thông Nhạc sĩ Phú Quang chấm dứt hợp tác với trung tâm bản quyền | Báo Người Lao Động Online Hát quốc ca phải nộp phí tác quyền Còn các phát minh/sáng chế đều bị các tập đoàn lớn thâu tóm và đứng tên thay, sau đó độc quyền và chèn ép các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sẽ không thể có cạnh tranh kinh doanh công bằng dc vì các công ty lớn luôn chiếm giữ hầu hết các bằng sáng chế để độc quyền kinh doanh. Vụ kiện samsung của apple đến giờ vẫn chưa hiểu xã hội dc lợi gì từ cái luật bảo vệ bản quyền ngoài lợi nhuận của bọn đầu sỏ. Vụ kiện tụng giữa Apple và Samsung đã kéo dài được 5 năm - ViettelStore.vn
Ừ nhưng nó tạo nên mindset "muốn thành công trong kinh doanh thì phải đầu tư nghiên cứu", kích thích nguồn lực chảy vào các lĩnh vực khoa học sáng tạo nhiều hơn, tạo ra nhiều sản phẩm sáng tạo đa dạng hơn. Cái này ở một chừng mực nào đó cũng có lợi cho người tiêu dùng và xh Vụ độc quyền thì cũng khó trách bản thân các doanh nghiệp đó vì chi phí đầu tư vào một nghiên cứu ko hề thấp, doanh nghiệp trước hết phải nghĩ đến việc thu hồi lại vốn đã rồi mới sinh lời. Chưa kể sáng tạo đó có thể là core value của họ nữa, kiểu làm nhà hàng lộ recipe món ruột để đối thủ cạnh tranh làm theo thì xác định. Cơ chế cạnh tranh đã là không bình đẳng từ khi bắt đầu rồi. Quan trọng là phải chuẩn hóa lại các quy định tác quyền, như loại sáng tạo nào thì có quyền đăng ký tác quyền, bao nhiêu năm.
Người sáng tạo đích thực cần sự bảo vệ cho thành quả và lợi ích của mình (1) và xã hội nên tôn trọng điều đó, nếu k sẽ khó phát triển, có ngành sản xuất nào không thu lợi mà vẫn sống được? Nếu bộ luật shtt ra đời với mục đích trên mà k đáp ứng hoặc bị dùng sai có thể chỉnh sửa luật hoặc cách dùng, loại bỏ sớm muộn gì cũng sẽ có luật khác thay thế. Thực hiện (1) mà ra đời lshtt coi như là một tiến bộ cho nhận thức đi đến hành động Ngành sx 'sáng tạo' do có đặc thù riêng nên lỗi kìm hãm của luật bảo vệ nó chắc do chưa tìm hiểu kỹ cơ chế
Thế thì đến lúc phải gỡ bỏ dần dần cái lshtt rồi đấy, theo lịch sử phát triển thì cũng đã hơn 300 năm rồi. Chả phải cơ chế tìm kiểu kĩ gì cả, mà là ở bản chất nhà nước. Nhà nước tư bản thì bảo hộ quyền tự do kinh doanh, ko can thiệp vào sự phát triển của nền kinh tế nên các điều luật đương nhiên có lợi cho giới tư bản. Nó ko thực sự lợi với doanh nghiệp vừa và nhỏ hay startup vì tư bản chóp bu sẽ thao túng luật để giữ thế độc quyền, tạo cạnh tranh ko công bằng. Cái kích thích sáng tạo này đã ko còn đúng với thế giới mở nhờ công nghệ và internet rồi. Trước khi có internet thì khả năng chia sẻ bị hạn chế, luật shtt còn bảo vệ dc tác giả khỏi bị đạo tác phẩm. Nhưng thời đại này ko chỉ software mà tất cả các sản phẩm sáng tạo(như truyện, thơ văn, bài hát, thiết kế...) muốn cạnh tranh dc phải tận dụng công nghệ chuyển dạng lưu trữ sang kĩ thuật số. Ý tưởng nhờ đó ko phải là thứ gì độc quyền cá nhân mà lan tỏa nhanh hơn, thúc đấy sức sáng tạo mạnh hon. Thứ nữa là bản chất giá trị của ý tưởng và sự sáng tạo trong sản phẩm ko thể định lượng mà định tính. Ví dụ như trả công cho giáo viên thì chỉ có thể dựa vào công sức dạy, chứ ko phải kiến thức hay phương pháp mà người thầy có dc. Cái kiến thức đấy suy cho cùng cũng là học từ người khác, vậy thì theo luật phải truy thu phí tác quyền cho những người đấy mới hợp đạo. Vấn đề ở đây là thay đổi phương pháp kinh doanh tương ứng với sự chuyển dịch từ sản phẩm thông thường sang loại có hàm lượng chất xám cao/phi vật chất. Nhưng khi muốn thay đổi cách kinh doanh, cách lấy tiền từ khách hàng mà vẫn đảm bảo công bằng thì lại chịu độc quyền từ các công ty công nghệ lớn thống trị. Bản chất giá trị của một bản copy phần mềm gần như bằng 0, nhưng lại có thể bán tới hàng trăm nghìn $ và người dùng bắt buộc phải mua. Microsoft thì rất nổi với trò vendor lock in để độc quyền windows với services. Trên thực tế vẫn có thể miễn phí phần mềm mà kiếm lợi nhuận từ nhiều cách khác. Như các công ty về nguồn mở OS thì ko tính phí distro mà phí support nếu khách hàng cần. Như vậy với khách hàng bỏ công tự dùng dc bản distro mà ko cần support thì ko mất tiền. Why Ubuntu’s creator still invests his fortune in an unprofitable company (Wired UK)
"Thế thì đến lúc phải gỡ bỏ dần dần cái lshtt rồi đấy, theo lịch sử phát triển thì cũng đã hơn 300 năm rồi." Xét mỗi thời gian phát triển là vô nghĩa cho kết luận thời điểm. Theo các luận đm trc, gỡ bỏ khi nhu cầu thỏa mãn tối đa, bh thỏa mãn chưa? "Chả phải cơ chế tìm kiểu kĩ gì cả, mà là ở bản chất nhà nước. " (2) Cơ chế cơ thể thay đổi hoặc phát sinh cái mới bất cứ lúc nào. Theo (2) thì nhà nước sử dụng lshtt k ưu tiên phục vụ cho (1), vậy sao k thay nhà nc thay vì dẹp lshtt đi? " Ví dụ như trả công cho giáo viên thì chỉ có thể dựa vào công sức dạy, chứ ko phải kiến thức hay phương pháp mà người thầy có dc. Cái kiến thức đấy suy cho cùng cũng là học từ người khác, vậy thì theo luật phải truy thu phí tác quyền cho những người đấy mới hợp đạo." Trả công k thể loại bỏ công sức thể chất của nhà giáo, định lượng cái định tính của họ it nàm ở kiến thức họ truyền đạt mà chất lượng truyền.
Nghĩa là giá trị của kiến thức đã dc tính vào công sức bỏ ra trong việc dạy rồi. Cách làm của giới tư bản là tách giá trị sáng tạo thành một thứ riêng biệt, nên giá trị nó bị dôi ra và dc xác định vô căn cứ(do mập mờ giữa định tính và định lượng). Lấy ví dụ từ giá trị thực của phần mềm cho nó trực tiếp vậy. Giá trị của phần mềm là hoàn toàn định tính, nếu theo logic trên thì căn cứ vào đâu để tính giá trị của nó đây? Thời đại này mà đòi làm chuyên chính vô sản kiểu "bạo lực cách mạng" lật đổ nhà nước là dại. Muốn xóa bỏ nhà nước thì phải làm nó suy yếu từ chính chức năng của nó. Xóa bỏ dần các điều luật kìm hãm như lshtt chính là từng bước để ko lệ thuộc vào nhà nước. Tức là ko có kiểu loại bỏ hoàn toàn ngay lập tức dc, mà gỡ dần từng phần thỏa mãn với nhu cầu tương ứng. Một điều luật sẽ bị loại bỏ khi nó gây hại và/hoặc vô dụng. Nên cách hay để loại trừ dần dần lshtt là khuyến khích dùng các phần mềm nguồn mở miễn phí, giảm phụ thuộc vào các phần mềm thống trị độc quyền. Trong kinh doanh cứ đứa nào to thì tốt đến mấy cũng thành xấu. Dạo này cũng đang cố gắng thay đổi thói quen để giảm lệ thuộc vào google đây.