Thắc mắc

Thảo luận trong 'Giao lưu-Tâm sự' bắt đầu bởi lemming, 31/10/16.

  1. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    Nhưng mọi hành động đều có cái khổ và sướng của nó, chỉ là người ta ko nhận ra thôi. Ví dụ đói dẫn đến ham muốn ăn, sướng là cảm giác sau khi ăn vì thỏa mãn cơn đói và khổ chính là quá trình tìm kiếm thức ăn. Muốn có việc làm lương cao, thoải mái phù hợp là sướng thì công sức nỗ lực để cày cuốc chính là khổ. Cái gì cũng có trade off của nó hết, kể cả những lựa chọn tưởng chừng như miễn phí. Bình thường ngủ 7 tiếng, hôm nay lười muốn ngủ thêm 2 tiếng thì 2 tiếng đấy đã mất để làm, học, hay giải trí, nói theo kinh tế học là "chi phí cơ hội".
    Tâm mình cũng thấy vậy. Đã sống trên đời là phải chấp nhận cả sướng và khổ của cuộc đời, sống sao để tối ưu hóa cái sướng và giảm thiểu hóa cái khổ.

    Ở trên đã nói là ham muốn phải hợp lý mà. Mà muốn bất tử cũng ko phải cái gì quá không tưởng, nhưng phải cụ thể hóa nó ra và đối chiếu với hiện tại: bất lão như tôm hùm hay là trường thọ như rùa, hay cải tử hoàn đồng như một số loại sứa biển.... Roadmap ví dụ này: đi học về bio-tech, xin vào một công ty nghiên cứu về lĩnh vực kéo dài tuổi thọ, ít nhất là xem lĩnh vực này người ta đang đi đến đâu. Nếu có khả năng nghiên cứu thì dấn thân, ko thì cày tiền hi vọng sẽ có công nghệ kéo dài tuổi thọ / ngủ đông trc khi mình chết mà đầu tư.
    Cái này là diễn giải của mình dựa vào sách Phật học và Bát chánh đạo, thấy cũng sát chứ có sai lệch gì đâu nhỉ
    Niết bàn chính là "hạnh phúc tuyệt đối", hay đúng hơn là trạng thái hạnh phúc tuyệt đối, là diệt đế. Mà như đã nói ở trên, dục vọng ko hề xấu, diệt dục vọng và ham muốn tức là từ bỏ cuộc sống con người hoặc sống thực vật rồi.
    Ý là con đường tu tập của Phật chỉ áp dụng được với một số kiểu người, và đất nước nào mà bị chi phối bởi tôn giáo nói chung hay Phật giáo nói riêng sẽ ko thể phát triển dc, nhất là ở thời đại này. Nhìn gương Bhutan xem, được tôn là đất nước của Phật giáo bởi 90% dân số theo Đạo Phật, nước có chỉ số hạnh phúc cao nhất thế giới, chưa từng bị đô hộ hay xâm lược nhưng nghèo, chính quyền tham nhũng, đời sống thấp, nam nữ bất bình đẳng, giai cấp xh phân hóa mạnh... Nhìn sang hàng xóm Phật giáo khác thì có Campuchia hay nông thôn ở Ấn Độ.
    Mình chỉ phê phán giáo lý Phật ở 2 điểm thôi: một là cách nhìn "đời là bể khổ" ko hợp lý, hai là cách thức Diệt khổ và con đường Bát chánh đạo ko thực tế, ko ăn nhập.

    Ý nghĩa cuộc đời thì tùy mỗi người, có thể overlap nhau nhưng nhìn chung mang tính cá nhân, do đời mỗi người mỗi kiểu. Bản thân mình ko hứng thú với cuộc sống kiểu vui chơi vật chất vì thấy nó ko vui, nhưng cuộc sống theo đuổi vật chất cũng ko có gì sai trái cả. Vì thế giới này là thế giới vật chất và xã hội loài người là xã hội thế tục, ko phải xã hội của các tiên nhân hay thần thánh. Cho dù con người có muốn tu luyện thành tiên đi nữa cũng ko sai, nhưng phải thừa nhận cơ thể vật chất của mình là thật, là thứ mình phải giữ để sống, phải chấp nhận quy luật tự nhiên "sinh lão bệnh tử".
     
    Wis thích bài này.
  2. rogp10

    rogp10 Guest

    Vậy là bạn đồng ý, không phản biện.
    Nếu tâm bạn đã đạt thì xin chúc mừng, ngược lại tôi hy vọng rằng bạn có tài sản bằng 1/10 Apple và có sức khỏe tuyệt vời.
    Ghi nhận.
    Niết bàn là một trong bốn điều không thể suy lường, và chỉ thấy trực tiếp mà thôi. Phàm nhân không thể hiểu nổi dù được mô tả hay không.
    Có cảm giác như bạn chỉ đọc mấy gạch đầu dòng. Còn cơ thể thì đúng là còn ăn uống, nhưng thử hỏi ăn thấy ngon mà bạn muốn ăn nữa thì phải nghĩ đến đầy bụng là khổ thân, hoặc phải chạy đi mua, hay nhớ lần sau phải mua, mà chắc gì lần sau còn, khổ. Đói ăn khát uống là thường tình, vấn đề là bạn thấy thế nào khi không có đúng cái món ấy? Khổ hay không khổ?
    Còn dục vọng thì miễn bàn, nó thật sự không đến mức tối cần thiết và Tam quả Bất Lai là đã diệt sạch. Bạn đã chẳng thừa nhận rằng ham muốn phải hợp lý hay sao.
    Có lẽ tôi đã đúng khi nghĩ bạn chỉ mới đọc dăm ba trang web.
    Back-pedalling. Đang từ vấn đề tu tập lại lái qua kinh tế xã hội nhỉ. Mà vấn đề này thuộc về tôn giáo nói chung, nằm ngoài phạm vi thảo luận.

    Sao lại không có gì sai?
    Vậy rốt cuộc đức Phật chối bỏ cơ thể vật chất ở đâu và như thế nào? Hay tự bạn suy diễn?
     
    Lữ Hoàng thích bài này.
  3. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    Phật cho rằng đời người có Bát khổ và phải diệt nó. Như đã nói mình ko đồng ý điều này vì những cái khổ đấy nó đi kèm với sướng, và nó quá truism. Người ta ko thể loại bỏ những thứ hiển nhiên. Phải tập trung làm việc với cường độ cao sẽ gây stress, ko có thời gian làm thứ khác, đây là khổ, nhưng sướng là thành quả từ công việc hoàn thành, kĩ năng nâng cao... Nếu ko muốn những cái khổ này thì cũng ko dc những cái sướng sau. Có lẽ đằng ấy ko hiểu ví dụ trước của mình nên cho rằng mình đồng ý với Phật.
    Vậy Niết bàn là gì, có thể mô tả hay định nghĩa nó một cách dễ hiểu hay dẫn nguồn tham khảo dc ko? Nếu tiên nhân hiểu dc nhưng ko thể giải thích cho phàm nhân thì nó cũng đâu có ý nghĩa gì. Mục đích của dạy giáo lý Phật cho phàm nhân là gì nếu phàm nhân ko thể hiểu?

    Đoạn dưới bạn nói là vấn đề về "ham muốn vượt quá nhu cầu thưc tế". Và tất nhiên là mình cũng đồng ý ko nên có những ham muốn phi lý, nhưng những ham muốn thực tế thì sao? Đồng ý rằng ham muốn có thể là nguồn gốc của đau khổ khi ko đạt được, nhưng nó cũng là nguồn của hạnh phúc khi thõa mãn. Không còn ham muốn tức là ko phấn đấu, ko nỗ lực để đạt được những thứ mình chưa có. Ham muốn là truism, không chấp nhận những thứ truism là rất vô nghĩa.

    Cái này mình đã nói ngay từ đầu. Diễn giải khác nhau sẽ có cách hiểu khác nhau, nên mình đã chỉ bám vào những thứ căn bản nhất của Phật chứ ko phải mấy cái tam sao thất bản. Nếu ấy ko đồng ý cách hiểu của mình về Tứ diệu đế thì ít ra cũng phải đưa ra diễn giải của bản thân chứ? Khẳng định người khác sai nhưng ko thể chỉ ra cái sai hay đưa ra cái đúng thì đâu có được.

    Nếu Niết bàn là cảm giác / trạng thái hạnh phúc tuyệt đối thì mình sẽ thấy rất vô nghĩa để theo đuổi nó. Thứ nhất người ta ko theo đuổi những thứ tuyệt đối, vì tuyệt đối là phi thực tế. Thứ hai hạnh phúc là một trạng thái, ko phải một thành quả. Làm được điều mình muốn / thành công sẽ đem lại cảm giác hạnh phúc, nhưng thành quả ko phải là cảm giác đấy mà là thứ mình đạt được. Nên mặc dù bản thân việc mưu cầu hạnh phúc ko có vấn đề gì, nghĩ cách làm thế nào để đạt được hạnh phúc nó rất là vô nghĩa.

    Ý mình đoạn đấy là dựa vào thực tế, lịch sử để làm căn cứ cho cái doctrine đang tranh luận. Vì nếu chỉ dựa vào giáo lý mà mỗi người mỗi ý, ko có cơ sở đánh giá thì tranh luận đâu có ý nghĩa gì. Phật giáo dù có khác các tôn giáo khác đến đâu cũng ko nằm ngoài bản chất của tôn giáo: giáo lý hướng thiện, tổ chức ko minh bạch, dễ bị trục lợi và cơ cấu hoạt động gần như ko thay đổi dù trải qua hàng chục thế kỷ. Nó phù hợp ở những nơi nghèo đói, lạc hậu, và sẽ kìm hãm xã hội khi muốn phát triển.

    Một cuộc sống theo đuổi vật chất thì sai ở đâu? Đối với một số người thì vật chất là hạnh phúc, đâu có quyền gì mà cấm họ theo đuổi vật chất được?

    Nếu từ bỏ ham muốn, một truism của con người để lên cõi Niết bàn nghĩa là đạt đến trạng thái ko sướng cũng ko khổ. Một người mà ko cảm thấy sướng cũng ko thấy khổ, ko có ham muốn thì chỉ có chết hoặc bị mất ý thức phải sống thực vật thôi. Nếu Niết bàn ko phải là một cõi phi vật chất, hoặc ít nhất ko thuộc về thế giới này (những ai đã lên được Niết Bàn, họ có mô tả lại được cho người sau ko?) thì mình ko biết là cái gì nữa.
     
  4. rogp10

    rogp10 Guest

    Đoạn này cho thấy chính bạn mới là nihilist. Bởi vì Phật giáo chỉ có thể giải quyết phần khổ tâm. Phật cũng đi qua lão bệnh tử và không khổ tâm.Tập đế nói rõ rằng nguyên nhân là tham ái, chẳng phải sinh lão bệnh tử. Khổ đế chỉ nêu lên thực trạng mà thôi.
    Niết bàn là mát mẻ vì không có lửa tham sân si. Niết bàn là giải thoát vì cởi được 10 sợi dây trói: nghi, ngã kiến, giới cấm thủ, sân, dục ái, sắc ái, vô sắc ái, mạn, trạo cử và vô minh.
    Một trong những lí do vì sao chỉ có thể thấy Niết bàn trực tiếp được trình bày ở đây: https://www.accesstoinsight.org/lib/authors/thanissaro/likefire.pdf
    Chớ có xuyên tạc như thế, lời dạy thì vẫn tư duy được chứ.
    Bạn có bao giờ than phiền rằng vật lí lượng tử là cao siêu khó hiểu không? Cái gì cũng phải có điểm bắt đầu.
    OK, vậy bạn hạnh phúc được bao lâu?
    Câu này trả lời luôn cho ý sau. Đặt hạnh phúc gắn với vật chất là hết sức mạo hiểm, bởi vậy mới hy vọng bạn có tiềm lực đủ mạnh để làm bất cứ thứ gì mình muốn. Khi nói "hạnh phúc là tấm chăn hẹp" chính là đang chỉ thứ hạnh phúc dựa trên vật chất.

    Phần cuối bạn chỉ lặp đi lặp lại khẳng định Phật giáo đoạn tuyệt mọi ham muốn và điều đó cho thấy chính bạn mới là nihilist.
     
    Last edited by a moderator: 18/6/18
    Lữ Hoàng thích bài này.
  5. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    Mình chỉ nêu quan điểm cá nhân về Tứ diệu đế thôi, ko có ý định thuyết phục người khác phải thay đổi quan điểm. Thôi thì mỗi người mỗi ý.

    Nhưng nói về khổ, mình sẽ ko coi những thứ truism của cuộc sống là khổ, mà là cái khổ của người phải sống trong thời đại của riêng họ. Người sống thời phong kiến sẽ có cái sướng và khổ riêng, khác với cái khổ của người sống thời đại công nghiệp hóa. Rồi sau này chủ nghĩa cộng sản có thành hiện thực, thì người sống thời cộng sản cũng sẽ phải có cái khổ của cộng sản, kể cả khi vật chất gần như ko còn là vấn đề. Nếu một thời đại mà ko có khổ sở nào hết, con người sẽ ko cần phải nỗ lực cải thiện cuộc sống. Xã hội như tiên vậy là xã hội chết. Đức Phật ra đời vào khoảng TK 5 TCN, cùng thời lúc Socrates ra đời. Lúc đó phia Đông TQ mới biết đến thuật luyện gang sắt, phia Tây Hy Lạp mới phát minh ra hệ thống ống nước. Nói chung là xã hội loài người còn lạc hậu, đói kém. Có thể hiểu được sự hình thành của Phật giáo phù hợp ở thời đại đó. Nhưng cái khổ thời đấy có còn phù hợp với thời đại này không, hay ít nhất là về phương pháp thoát khổ? Nghĩ là không!!

    Chỉ so VN mình 10 năm trước thôi đã quá nhiều thay đổi rồi, chưa nói tới thành tựu thế giới. Con người bây giờ cơ bản ko phải lo lắng về sự nghèo đói, thiếu thốn những nhu cầu cơ bản mà lại quá nhiều tiện nghi trong cuộc sống. Internet, PC, smartphone, xe oto, máy bay, tàu điện ngầm, EDI giao dịch điện tử, video games... vân vân và vân vân. Một người thế kỷ 17 nếu du hành thời gian đến bây giờ sẽ coi đây là thiên đường. Nhưng những tiện nghi của thế giới hiện đại một phần giúp con người sống dễ dàng hơn, nó cũng khiến người ta bị aimless, phân tán. Ngày xưa quá ít thông tin, sự thật bị che giấu. Ngày nay lại quá nhiều thông tin, sự thật được phơi bay nhưng quá nhiều sự thật, ko biết sự thật nào đáng được lưu tâm. Xưa nhân quyền bị đàn áp, nay thì có quá nhiều nhân quyền vớ vẩn. Con người thời trước quá thiếu thốn tự do, sống trong tù túng. Thời nay tự do hơn thì lại có quá nhiều lựa chọn, ko biết phải chọn gì. Theo Brave new world của Huxley thì cái khổ của người thời đại này có lẽ là chỉ dùng khoái cảm để tìm hạnh phúc. Sự dễ dàng tiện nghi của cuộc sống hiện đại thay đổi quá nhanh, nhưng moral xã hội lại vốn phát triển chậm, cần một thời gian dài để định hình. Khi mọi thứ dễ dàng hơn mà người ta ko có khó khăn để đi tiếp, họ sẽ bị trì trệ và kéo lại. Nói vậy ko có nghĩa là nên bỏ dùng máy tính công nghệ, đập hết tất cả cơ sở hạ tầng trở về thời đồ đá. Cái dễ dàng tiện nghi phải được dùng để giải quyết những khó khăn ở cấp độ cao hơn, thế mới khiến xã hội loài người đi tiếp. Muốn vậy phải tránh bị đánh lạc hướng. Bẫy ở khắp nơi!
     
  6. Anita

    Anita Guest

    Thực ra PG (và các tôn giáo khác) đều có bản chất là cơ chế giảm entropy xã hội và entropy trong tâm lý con người

    Dù sao những thắc mắc và tranh luận luôn giúp tăng nội dung và góc nhìn. Cũng hay
     
  7. Anita

    Anita Guest

    Về triết lý của PG thì mình thấy phần lớn bị hiểu sai ví dụ “nhân quả” lại bị hiểu như “ở hiền gặp lành”...
    Muốn hiểu triết của Phật thì cố gắng vận dụng Ni hoặc Ti(nếu được cả 2 càng tốt) (vì Phật đúc kết triết lý chủ yếu từ 2 chức năng nhận thức này)
    Trong PG thì mình thấy triết lý “định và tuệ” là ổn nhất
     
  8. rogp10

    rogp10 Guest

    Thiếu Giới luật thì không thể đi sâu hơn được. Đi được một đoạn thì vẫn có lợi ích cho cuộc sống :D
     
    Last edited by a moderator: 28/3/19
    Anita thích bài này.
  9. maybells

    maybells Guest

    Theo mình tìm hiểu về Phật giáo thì có thể tóm tắt lại (theo ý hiểu của mình) là cơ bản phải tin luân hồi là có thật. Khi luân hồi có thật rồi, thì mỗi một chúng sinh phải trải qua việc sinh tử, phải thay đổi thân phận, quên hết và làm lại từ đầu vô số lần. Mà dường như qua mỗi kiếp thì nó quá vô thường, mình không kiểm soát được. VD như kiếp này sinh ra giàu có, quyết định sống ăn chơi tận hưởng sung sướng; sang kiếp sau sinh vào nhà nghèo; rồi sang kiếp nào đó sinh ra không lành lặn, mù lòa, khó khăn triệu bề; rồi kiếp nào đó thành ngạ quỷ, chịu khổ mấy ngàn năm. Dù có lý do cho việc sinh ra ở đâu, hay phải chịu những gì, nhưng đâu có ai nhớ những kiếp trước của mình, rồi quá nhiều các yếu tố ảnh hưởng lên mình sống thế nào từ khi mới sinh ra khiến việc luân hồi là đau khổ. Tóm lại là, phải chấp nhận luân hồi là đau khổ.
    Sau đó các giảng giải, rồi giải pháp các thứ để tu thoát. Theo mình hiểu thì con đường tu là con đường để hiểu ra hệ thống luân hồi nó hoạt động như thế nào. Một khi đã hiểu hệ thống đó thế nào, thì có thể tự do đi trong luân hồi mà không thấy đau khổ nữa. Hay nói đơn giản là đi học cách hack hệ thống luân hồi.
    Còn lại những thứ khác, như rất nhiều pháp môn tu, hay chứng quả này quả kia, cách giảng giải khó hiểu, cái này mâu thuẫn với cái kia thì nó giống như tùy mục đích của mỗi người, mong muốn của mỗi người, kết hợp với những gì họ đã làm trong các kiếp trước nên phải phát sinh ra các cách khác nhau để dẫn tới kết quả nhanh nhất có thể thôi.
     
  10. Furiosa

    Furiosa Guest

    *clap clap* mình thích cách suy nghĩ này của bạn.
     

Chia sẻ trang này

XenForo Add-ons by Brivium ™ © 2012-2013 Brivium LLC.