Một thí nghiệm rất nổi tiếng. Có 2 người được tham gia vào thí nghiệm, ngồi ở 2 phòng riêng biệt, hoàn toàn không biết gì về nhau. Sẽ có một người được BTC đưa cho 100k, và anh ta có quyền phân chia số tiền này cho cả 2. Có thể là 50-50 hoặc 99-1 tùy anh ta. Nhưng, người còn lại sẽ có quyền chấp nhận hoặc không chấp nhận đề nghị đó. Nếu chấp nhận cả 2 sẽ phân chia số tiền theo tỷ lệ người đầu tiên đã chia, nếu không chấp nhận cả 2 sẽ về tay trắng. Nếu bạn là người ra quyết định chấp nhận hay không, thì bạn sẽ chấp nhận với mức giá nào? Nếu bạn là người ra giá, bạn sẽ ra giá với mức nào? Và bạn nghĩ con số trung bình mà mọi người chấp nhận là bao nhiêu? Bạn nghĩ con số trung bình mà mọi người ra giá là bao nhiêu?
Ultimatum game à. Dạng game này có xu hướng tỉ lệ cân bằng tỉ lệ thuận với độ tương đương về "quyền hạn"/năng lực/đầu óc... của hai bên. Hai người đầu óc càng giống nhau thì càng dễ đọc vị lẫn nhau và biết được xu hướng của tiến trình game là cân bằng. Nên gây thiệt hại cho một trong hai đều ko đem lại lợi ích tối đa cho cả hai. Còn trường hợp có chênh lệch đủ lớn giữa 2 bên thì bên ưu thế hơn sẽ luôn tìm ra cách nắm đằng chuôi và deal dc offer lợi nhất cho mình, bất kể ở vị trí người chia tiền hay nhận tiền. Threshold thuờng là ~30 - 40. Người ta có khảo sát kết quả trung bình rơi vào 30-37% nếu nhớ ko nhầm, là ngưỡng thấp nhất chấp nhận được.
2 người ko hề tương tác với nhau, ko hề nhìn thấy mặt nhau và chỉ diễn ra có 1 lượt à. Nên kết quả hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm thường ngày của họ (nghĩa là mức chung mà xã hội chấp nhận).
Thí nghiệm này nói lên sự "phi lý trí" trong quyết định của con người. Vì giả sử khi bị chia 99k (nó) - 1k (mình) đi nữa, thì lựa chọn tốt nhất cho người thứ 2 là CHẤP NHẬN ĐỀ NGHỊ - có 1k còn hơn về tay không. Nhưng tất nhiên hầu hết chả ai đồng ý cái kết quả đó cả, lý do vì ko thấy công bằng tý nào, chấp nhận chịu thiệt cho thằng kia cũng chả được gì, cho bõ tức chơi, trong khi còn chả quen nhau, cũng chả nhìn thấy nhau. Mặt khác, tuy nói là phi lý trí, nhưng nó cũng là cơ chế quan trọng trong xã hội, để trừng phạt những người có hành vi xấu. Tương tự như việc bị giựt bồ, nhiều người tốn tiền thuê người + tiền mua axit + nguy cơ ngồi tù để trừng phạt con giựt bồ => đầy chất hận thù, phi lý trí, nhưng lại góp phần quan trọng giảm tỷ lệ giựt bồ :v Trong xã hội, ai cũng ý thức được điều này, nên tỷ lệ ăn chia sẽ tiến về 50-50. Nhưng tất nhiên vì thằng đầu tiên là thằng cầm tiền + với lợi thế ra quyết định trước (lợi thế rất lớn trong tâm lý) nên nó có lợi thế hơn và thằng thứ 2 hoàn toàn có thể chấp nhận thiệt hơn 1 ít, miễn là trong vùng chịu đựng bất công của nó. Nếu mình là thằng thứ 2 thì mình có thể chấp nhận ăn chia 60 (nó) - 40 (mình), trừ trường hợp đang hết tiền thì thôi 10k cũng tốt rồi Mình đang tò mò mức chịu đựng của mọi người trên này á mà, nếu đủ nhiều (mà chắc không nhiều vậy đâu), có thể thống kê được: - mức độ lý trí vị kỷ của các type (mức chịu đựng rất cao - có thể 5k,10k cũng chấp nhận) - mức độ phi lý trí của các type (mức chịu đựng thấp, nếu chia không công bằng thì từ chối, chết chùm cho bõ tức) - mức độ lý trí nhưng vì công bằng xã hội (mức chịu đựng thấp nhất, chấp nhận hi sinh bỏ 1 khoản tiền nhỏ để dạy thằng kia 1 bài học, tiếp tục duy trì trật tự xã hôi)
Game này chỉ có 2 điểm cân bằng thôi là tất cả ko dc gì và nhận offer ở mức "chấp nhận dc" với cả 2. Nên về lý thuyết thì người nhận nên nhận bất cứ offer nào vì luôn dc tiền hơn là ko có gì, dù chỉ là 1k. Nhưng trong thực tế thì nó bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố xã hội khác. Ng nhận thường reject nếu offer nhỏ hơn khoảng 30%. Còn nếu là mình thì có thể sẽ reject cả 50k để "gửi tín hiệu" cho phía bên kia cách đàm phán ở những lần deal sau.
^ đã bảo game này diễn ra 1 lượt thôi mà :v - Nếu diễn ra nhiều lượt thì sẽ thành trò chơi về chiến lược/chiến thuật, tâm lý các kiểu rồi chứ không còn là khảo sát về hành vi nữa
À ý nói là những trường hợp thực tế trong xã hội có bản chất như ultimatum game ấy, thường là luôn có hệ quả về sau. Còn như thí nghiệm 1 lượt trên thì 1k mình cũng lấy. Cái này chả có tác dụng đâu. Giống kiểu hô hào mọi người giữ gìn vệ sinh môi trường suông mà ko biết gắn nó với lợi ích thiết thực của họ. Và lợi ích mỗi nhóm người lại khác nhau.
Mình cũng đoán Ti sẽ là type có lý trí vị kỷ cao nhất. . Thậm chí lúc chơi nhiều lượt còn sẵn sàng chơi trò tâm lý để có lợi ích lớn nhất (nếu xét ở góc độ trò chơi không thì không có vấn đề, chơi game phải chơi hết sức, còn vấn đề xã hội thì sao nhỉ) . Còn lúc chơi 1 lượt thì cũng chọn phương án có lợi cho mình nhất, còn hệ quả cho xã hội thì không quan tâm (nhìn theo một cách nào đó chơi 1 lượt nó cũng là chơi nhiều lượt, nhưng những lượt sau sẽ là chơi với những người khác ở tình huống khác, hay nói đơn giản hơn là sẽ có hệ quả về mặt tư tưởng) -> nếu 1 xã hội mà toàn Ti thì hơi căng đấy, thằng nào bất lợi là sẽ chết không đất dung thân :v
p/s: cái này có phải là biện pháp phóng đại không nhỉ, có vẻ suy diễn nhiều quá nói cho cùng trong 1 tình huống cụ thể, ai lại đủ cao cả để hi sinh bản thân bảo vệ công bằng xã hội, trong khi nỗ lực ấy chỉ giống như "hạt cát trên sa mạc" (thế mới thấy cảm xúc nó đóng vai trò rất lớn trong xã hội, làm người ta ích kỷ một cách cao cả :v)
Cũng ko hẳn, vì như đã nói lợi ích của mỗi người hay nhóm người là khác nhau. Như Fe, Fi có thể sẽ offer 50 hoặc lớn hơn để có được sự ghi nhận hay tạo mối quan hệ tốt với người kia. Đây cũng là lợi ích chứ ko phải ko. Còn dù Ti hay Te thì nó hướng tới hiệu quả sau cùng chứ ko phải là T thì ko biết nghĩ cho người khác, ko hi sinh bản thân để bảo vệ công bằng xh... Ai cũng có T và F nhưng sử dụng khác nhau. Cái kiểu dạy một bài học như trên có tác dụng thỏa mãn cảm xúc cá nhân nhất thời hơn là thực sự hiệu quả để bảo vệ công bằng xã hội.