@Banbuzko : phải mình ngáo ko nhỉ? Nhưng mình biết là tâm thần và tâm lý học là 2 ngành thì phải? Tâm thần học là về bệnh lý , kiểu chỉ mặt đặt tên được , còn tâm lý học thì ko. Vấn đề bạn nói thì việc dùng tâm lý học can thiệp vào cô bé kia , nói thẳng là ko cần phải lớp 9, bây giờ cũng được , chỉ cần cô bé sẵn sàng. Cái chính trong TH bạn nói là chính cô bé ko muốn tiếp nhận trị liệu chứ ko phải thời điểm. Có thể bạn học Y thì sẽ rõ hơn mình, cho nên mình ko muốn đưa giải pháp hoặc bình luận gì. Chỉ góp ý thảo luận cho vui, coi như là ý kiến người qua đường thôi . Ngoài ra , ai cũng có vấn đề tâm lý , chỉ là họ ko nói ra mà thôi. Còn tâm thần thì chắc ko nhiều đâu, chứ ai cũng tâm thần thì TG này chắc thành cái trại mất
:3 cái này k theo type được, chắc bạn cũng biết r, chọn theo ngành nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác mà bạn mới là ng rõ nhất được: khả năng, sở thích, nhu cầu của xã hội,.. Mình cũng thích ngành Y và mình rất tiếc là mình đã k nhận ra sớm hơn, không thực sự cân nhắc :v để giờ mình học một ngành mà có lẽ mình sẽ ít cố gắng. ^^ nhưng mình thích tâm thần lắm c
Cám ơn các bạn nhiều. Thật sự, mình hỏi vậy thôi chứ cũng có câu trả lời rồi: tâm lí học không giúp gì được cho bé ấy cả, ít nhất là ở VN, đó là một điều đáng buồn, tương lai em ấy về đâu! Các bạn phải chứng kiến cuộc sống của một người tâm thần mới hiểu, buồn lắm bạn. Tâm lí và Tâm thần như 2 tay của 1 cơ thể vậy, và thực tế trị liệu tâm lí cực kì quan trọng trong điều trị bệnh tâm thần. Đừng nghĩ nó không liên quan. Ở VN, điều trị tâm lí rất bị xem nhẹ, và cũng không hiệu quả vì nhiều lí do. Còn về vấn đề mình chọn chuyên ngành, không nói nữa, thật sự các bạn phần lớn là tìm hiểu vui thôi chứ đâu làm trong ngành. Dù sao cũng cảm ơn tất cả. Các bạn có biết tìm đâu các tài liệu thật sự có giá trị với, mình đọc 1 ít thì thấy nó hơi xa vời quá.
Là bạn chưa gặp đúng người thôi. Ai nói vs bạn là Việt Nam ko có người trị liệu được? Và ai nói vs bạn là tâm lý học ko giúp gì được? Bạn đang cho mọi thứ vào 1 nồi và nấu chúng lên ? (Cảm giác vậy) Còn việc bạn chọn gì là chuyện của bạn, chẳng liên quan gì đến type cả. Fi dom vẫn thành công đấy thôi. Ngoài ra thì mình nghĩ ở đây cũng chẳng ai rảnh đến mức sống thay cuộc sống của người khác đâu. Bạn có thể cảm thấy tổn thương khi nghe những câu kiểu này, nhưng nên nhìn vào sự thật là cuộc sống nó thế . Chúc bạn thoát khỏi cái vòng bạn tự vẽ ra
Thích tâm thần hay tâm lý vậy Tâm thần nó khốc liệt thật, tâm lý nó cũng không kém, nhưng có nhiều phân khúc nhỏ. Có thể không làm việc nổi với người có vấn đề tâm lý, thì có thể chọn làm việc với teen (như Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu chẳng hạn), hoặc làm việc với con nít (bạn mình hiện đang làm cộng tác viên cho một chương trình "tìm lại tự tin cho trẻ", toàn chơi với con nít không, thấy có vẻ nó rất thích).
Bệnh nhân tâm thần phân liệt ngoài được điều trị bằng antipsychotic còn được tham vấn trị liệu để chấp nhận điều trị (vì bệnh nhân tâm thần phân liệt thường không chấp nhận rằng mình "không bình thường"), hạn chế suy nghĩ tiêu cực do mặc cảm và tác dụng phụ của thuốc. Psychologist khác với psychological therapist. Cái thứ hai ở Việt Nam rất lởm vì xã hội chưa thực sự có nhu cầu. Chưa kể người Việt có tâm lý nếu bị tâm thần thì giữ ở nhà cho gia đình chăm, gia đình không chịu được vì quá nặng mới tống vào viện . Banbuzko là gái hay trai? Nếu là trai tự tin vào kiến thức mà lại muốn theo đuổi thì triển luôn đi. Lĩnh vực nào chả cần pioneer, vài năm nữa kinh tế phát triển có khi nghề therapist lại hot. Nếu là gái thì nên suy nghĩ thêm, hỏi thêm cả gia đình bố mẹ hoặc người yêu nếu có, vì làm nghề này có nhiều áp lực và xác định luôn là không có thời gian cho gia đình con cái sau này.
:3 tâm thần c ạ. Chưa thực sự tìm hiểu sâu, chỉ đọc đọc. Nhưng thấy rất hay. Mình đọc mấy cái dấu hiệu bệnh lý với nguyên nhân rồi lung tung thôi chứ cũng k tìm hiểu cách chữa, hè
Hì, nãy giờ mới thấy có người hiểu câu hỏi của em. Em là trai. Không biết năng lực đủ không, gia đình nữa, lại không có nhiều công cụ như các khoa khác, số người trong ngành ít.Thích thật, nhưng sợ làm không được, lại khổ mình khổ người khác. Thật đi viện, cá nhân em thấy bác sĩ tâm thần là áp lực nhất, khổ nhất, hơi nghèo nữa. Em thật sự ngưỡng mộ họ. Đọc còm của bác em vui lắm. +1 cho bác