[Thảo luận] NT các bạn nghĩ gì về NF?

Thảo luận trong '16 type và trải nghiệm' bắt đầu bởi surphi10, 20/2/15.

  1. lemming

    lemming Guest

    T của mình 85% làm bển Toppion, thấy cũng tùy hoàn cảnh và tương đối thôi, một cách chủ quan thì cứ có N là ngồi nói chiện vs nhau dễ hơn rồi, còn F thì tùy, làm bạn có F thì vui nhưng làm việc là phải T, mấy đứa bạn t chơi thân dành nhiều tình cảm cho nó nhưng đến công việc thì không thể, vì bọn F không khách quan, mà tình cảm của chúng nó chỉ tốt trong lúc chơi vui với nhau thôi, nói chung là NT thấy NF hữu dụng cho đời sống tình cảm của NT, làm việc là NT sẽ phải cau mày với NF một chút. Nếu như đã phân N là nhóm thiên về lý tưởng, cá nhân t thấy lý tưởng là hài hòa, bạn cũng như việc, nên T và F mang tính tương đối, khá nghi ngờ về MBTI tuy nhiên xài được thì vẫn xài thôi, đối với tôi thì F của tôi thích những gì mà T của tôi thích và ngược lại, nếu chúng oánh nhau thì lại xem xem hai cái cái nào hợp lý hơn và hậu quả ít nặng nề hơn thì chọn, vậy là T hay F bà con? sr, thật rắc rối :)) tôi xin lỗi. :)
    Đọc thấy có trang báo nói là "Đa số ENFP ngộ nhận mình là ENTP. Trong khi ENTP thực thụ lại hay ngộ nhận mình là INTP, vì sự thiếu hụt cảm xúc nội tại của họ." vừa buồn cười vừa ngồi suy tính mãi, vì làm mấy lần vừa ra INTP vừa ra ENTP nên cứ tưởng (và khá thích) mình là INTP, trong khi hơi hốt khi nghĩ có khi là là ENFP rồi ngộ ra cả đám đằng sau. Thế thì ảo quá :). Mà trên tất cả thì t chưa thấy MBTI có gì đảm bảo, t mới biết mấy hôm, thấy kết quả vui vui và cũng khá chính xác nên thử đóng góp ý kiến xem, không biết mọi người thấy lập luận thế nào, rất mong được hiểu rõ ^^
     
    EvernaloneKZ thích bài này.
  2. Huyên Linh

    Huyên Linh Guest

    @Ruồi Trâu : Mình thấy không hẳn F nào cũng chan hoà tốt đẹp :v không phải T nào cũng lạnh lùng rồi hiệu quả này kia :v Tốt đẹp hay không phụ thuộc vào trình độ phát triển của toàn bộ cá thể trong xã hội đó thôi ~ chứ không phải triển thì T hay F cũng đều chúc đầu xuống đất cả :v
     
    kwideur, Thuytien, Ruồi Trâu4 others thích bài này.
  3. dfuz6

    dfuz6 Guest

    Trình độ nhận thức/ tư duy /lý tưởng nó xuất phát từ nhiều yếu tố lắm. Nên cứ bảo T thông minh, F giàu cảm xúc, nó đúng một phần thôi. T và F là các judging function, nó chịu trách nhiệm cho cách đánh giá vấn đề thiên về cảm xúc tình cảm (đạo đức, nhân văn) hay logic lý tính (logic, hiệu quả). Không có nghĩa là F ko nhận thấy đâu là logic và T ko nhận thấy đâu là tình cảm, chỉ là họ ko quyết định theo hướng ngc lại và thường gặp khó khăn khi ở vào tình thế phải quyết định như thế. Trường hợp của bạn có thể là một T.

    Người ta phê phán MBTI chủ yếu là vì tính thiếu đồng nhất trong các câu trả lời sau một thời gian. Cái lỗi này xuất phát từ hệ thống bài trắc nghiệm MBTI (bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm) chứ không phải hệ thống MBTI (bao gồm các cặp sector và các function).
     
    ThuytienEvernaloneKZ thích bài này.
  4. EvernaloneKZ

    EvernaloneKZ Guest

    Tại sao ta lại không cân bằng F ( Đạo đức , tính nhân văn , xúc cảm ) và T ( suy nghĩ tương quan , logic và tính hiệu quả )
    Vào vấn đề chính :
    Nếu là một NT : tôi thấy NF là những người thật đậm đà nhân văn , thiên hướng rung động con tim ( nhận thức cảm xúc )
    NF thật thú vị ! :)
     
    Ruồi TrâuHuyên Linh thích bài này.
  5. Thế Giới

    Thế Giới Guest

    Nói chuyện chém gió còn được chứ làm việc chung là cả một vấn đề đấy.
    Nếu là một NF : tôi thấy NT là những người máu lạnh, vô cảm, không biết nghĩ cho cảm xúc của người khác mà chỉ quan tâm đến những kết quả khô khan trong công việc ... NT thật đáng sợ !
     
    Thuytien, Huyên LinhEvernaloneKZ thích bài này.
  6. lemming

    lemming Guest

    T đồng ý T là suy nghĩ tương quan, F là cảm xúc và cả hai là thứ chúng ta cân nhắc khi đưa ra quyết định. Nhưng liệu F có là đạo đức và tính nhân văn không? Không, đó chỉ là cảm xúc (trước hết là của cá nhân). việc chúng ta đưa ra quyết định để chiều theo phe nào trong đa số trường hợp (T và F chúng thỏa hiệp bên trong chúng ta) khẳng định T hay F tại vị trí thứ ba --X- trong tên gọi của loại tính cách mà thôi. MBTI là công cụ đánh giá tính cách cá nhân, không liên quan tới đạo đức hay nhân văn gì ở đây. Quan niệm tính nhân văn và đạo đức cũng như T và F của mỗi người là khác nhau, khác biệt tương đối ít giữa các cá thể cùng một nền văn hóa, một cộng đồng và tương đối nhiều giữa các nền văn hóa.

    ví dụ: nhiều người dân làng xem hội chém lợn họ thấy không có vấn đề gì và đó là việc làm thiêng liêng nhiều ý nghĩa tốt đẹp (theo quan niêm của họ), nền văn hóa khác trông vào thì không như vậy. Các bộ lạc ăn thịt người ta thấy họ không Nhân Văn, nhưng đối với họ Nhân Văn (cái hay của con người) là vậy thì sao? Ai quy định nhân văn hay đạo đức là như thế nào nếu không phải chính chúng ta-những người Nhân Văn đưa ra? Đốt vàng mã một hành động tưởng niệm nhớ ơn tổ tiên nhằm thỏa mãn cái F của chúng ta (có hiếu có nghĩa) nhưng thật ra chưa chắc đã có hiếu mà thực tế thì mang lại hậu quả xấu cho môi trường sống. Duy Tình (F) hay duy Lí (T), cái nào tốt hơn? Tôi không dám trả lời. Cá nhân là một NT, tôi tôn trọng NF và cùng tìm cách hợp tác để cuộc sống dễ chịu hơn.
    T - logic và nguyên lý cơ bản
    F - cân nhắc giá trị bản thân và thúc đẩy sự hài hòa giữa những người liên quan

    Bạn thân của tôi có hai đứa là F, nhiều khi tôi phải chịu đựng lời nói dối của bọn chúng vì chúng không muốn có sự mếch lòng, còn tôi luôn nói thật, nói như đấm vào mặt (một số chuyện) bởi đối với tôi sự thật ý nghĩa hơn là sự thỏa hiệp giả dối. Và thực sự thì sự thực hữu ích hơn nhiều. Chúng ta có thể chẳng còn vui vẻ với nhau được nữa nhưng chúng ta minh bạch với nhau rồi, thế là ok. Có lẽ vì vậy mà mọi người nhận xét tôi khô khan và cứng ngắc. Người bạn nhiều F của tôi thì luôn đắn đo lưỡng lự (trong nhiều tình huống) khi cô ấy biết theo T thì đúng nhưng lại muốn nghe theo F, không phải cô ta không biết T là thế nào nhưng luôn lựa chọn theo F. Một F điển hình luôn sợ mất đi sự hài hòa vui vẻ trong các mối quan hệ, sãn sàng làm nhiều việc để miễn đạt được sự hòa hợp đó. F thường khó chấp nhận sự thật không như mong muốn mà mong muốn-nguyện vọng của F luôn là sự lý tưởng về mặt tình cảm. Theo tôi, một F tuyệt vời là người biết ưu tiên dùng T để đạt đến F cuối cùng. Thế mới có câu ĐÚNG LÝ, HỢP TÌNH-ĐÚNG TÌNH,HỢP LÝ. Lý là lý thôi, làm sao mà đúng được, tình là tình thôi, làm sao mà sai được? Cái nào cũng tương đối thôi trừ cái đúng của câu này ra.
     
    kwideurThế Giới thích bài này.
  7. dfuz6

    dfuz6 Guest

    Không, F = cảm xúc là một nhận định sai. Cảm xúc và tình cảm là hai khái niệm khác nhau. Cảm xúc là một hệ thống có phần tử là các trạng thái của tinh thần như vui, buồn, yêu, ghét, giận, sợ hãi với mục đích duy trì sự cân bằng trước tác động bên ngoài. Tình cảm là một hệ thống có phần tử là các cảm xúc được ý thức xã hội hóa có mục đích quyết định hành động của các cá thể (hay có thể coi cảm xúc là một sub-system của tình cảm).

    Do đạo đức là một khái niệm không đồng nhất (ở các thời điểm khác nhau và ngay cả cùng một thời điểm tồn tại những giới hạn khác nhau, thậm chí ngược hẳn nhau) nên nói chung các type F thường tồn tại nhiều mâu thuẫn bên trong quyết định của họ. Nhưng bản chất của một F dù là F.i hay F.e thì nền tảng các quyết định của họ là đều là mong muốn làm những chuyện tốt đẹp cho người khác, cho xã hội và mong muốn có một cộng đồng, một nhóm hòa bình, đề cao cái thiện, cái tốt đẹp.
     
    Thuytien, Đỗ Đức LongHuyên Linh thích bài này.
  8. Thế Giới

    Thế Giới Guest

    Ở trên có bạn nói 1 thế giới toàn F là sẽ hòa bình, thật sự là rất sai, rất ... ngây thơ.
    What about Hitler? Cũng là 1 F, cũng là vì muốn đưa chủng tộc của mình lên vị thế cao nhất mà dìm hàng các tộc khác. Ông ta hành động theo đạo đức của ông ta, nhưng phần còn lại của thế giới coi bộ không đồng tình với cách của ổng, và 1 màng hấp tập thể đã diễn ra sau đó.
    Cho dù toàn F thì vẫn có chiến tranh, vì sự khác biệt nhau về quan niệm giá trị đạo đức ... Hơn nữa việc F chỉ làm theo các giá trị tình cảm mà bỏ qua những giá trị lợi ích khách quan, nên hậu quả từ những hành động của họ có thể còn nặng nề hơn so với các T vì không biết tính toán trước sau, điển hình cũng là Hitler ...
     
    Thuytien thích bài này.
  9. Huyên Linh

    Huyên Linh Guest

    F không hẳn là chỉ tính đến giá trị tình cảm, họ ưu tiên giá trị tình cảm hơn thôi. nhưng nếu cái lợi ích khách quan bị mất đi là quá lớn thì họ cũng sẽ không chọn giá trị tình cảm đâu ~

    Đồng ý là ý kiến đó hơi... giả tưởng : )) nhưng riêng mình thấy thế giới toàn T thì phát triển cũng không hẳn đâu ^^
     
    Hồng Nhung thích bài này.
  10. Thế Giới

    Thế Giới Guest

    Uhm, không có gì là tuyệt đối, nhất là tính cách của con người.
    E hèm, hình như Hitler, Bin Laden đều là INFJ đó (if you know what I mean) :D
     
    Huyên Linh thích bài này.

Chia sẻ trang này

XenForo Add-ons by Brivium ™ © 2012-2013 Brivium LLC.