Chủ đề này sẽ bàn về việc hiện tượng say mê thái quá của giới trẻ về 1 loại hình giải trí nào đó Đầu tiên hãy nói về sự say mê thái quá.Mình đưa ra 1 số ví dụ: 1 bộ phận gioi trẻ say mê các loại hình ca nhạc phim ảnh Hàn Quốc(KPOP) và có các hành động như: khóc lóc đòi gặp thần tượng,chửi bới người khác vì đã xúc phạm thần tượng,tiêu cả đống tiền cho băng đĩa nhạc,... Fan cuồng Kpop và những phen khóc vật vã vì thần tượng 1 bộ phận gioi trẻ say mê anime và manga và có các hành động như: lẫn lộn giữa đời thực và thế giới ảo,cư xử bắt chước 1 nhân vật nào đó,hay trích dẫn các câu nói trong anime và manga,hay lảm nhảm những từ ngữ Nhật Bản trong anime,manga .... Câu hỏi được đặt ra là: Những loại hình giải trí đó có điều gì hấp dẫn những bạn trẻ đó đến như vậy? Tại sao những bạn trẻ đó lại hành xử như thế? Làm thế nào để niềm đam mê đó ko ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày? Những suy nghĩ lệch lạc khi tiếp xc với “Văn ha Nhật Bản” | GameSao Quan điểm của bạn về những loại hình giải trí đó(thích hay ghét)? Vì sao bạn lại có quan điểm đó?
Mình comment không để nhận xét thảo luận gì đâu, muốn đưa bản thân ra làm ví dụ thôi ))) "tiêu cả đống tiền cho băng đĩa nhạc" <- Chính xác, this is me, những lúc high nhất thì 40 50 cái đĩa chất đầy trên ngăn tủ là chuyện bình thường ~
Cũng ko cần thiết phải bàn luận chi cho ghê gớm,mình chỉ tò mò vì sao mà họ có thể dành 1 nguồn tiền bạc,thời gian vào 1 thú vui nào đó.Rồi ảnh hưởng của những loại hình giải trí đó lên chính bạn.Mình đoán nhà bạn chắc tài chính cũng tốt nên mới có thể tiêu như vậy Bạn đã có cả đống băng đĩa nhạc như thế thì khi nghe qua chắc phản ứng của bạn chắc là thỉnh thoảng nghêu ngao hát 1 vài điệp khúc trong đoạn nhạc bạn vừa nghe phải ko? Bạn có thích ca sĩ,diễn viên nào đó trong đống đĩa đó ko? có bắt chước hành động của họ ko? Đôi khi mình thấy những hành vi trên là 1 sự phản ứng của con người sau khi du nhập 1 số thứ gì mới
Ôi trời Đã là thú vui rồi thì dĩ nhiên là có thể bỏ tiền và thời gian rồi, nếu không bỏ thời gian ra để phục vụ sở thích bản thân thì cả cuộc đời chỉ biết làm - ăn - ngủ thôi sao...
Nguyên nhân nói chung là không định hình được mục đích sống, giá trị cá nhân (do giáo dục, văn hóa, thể chế) nên phải vay mượn các giá trị của người khác tạo ra để bù vào khoảng trống. Cách giải quyết là tạo ra các công việc để các cá nhân đó tự xác lập được giá trị bản thân mà không cần vay mượn của người khác. Còn về các sản phẩm ngoại nhập, nó ko phải là xấu nhưng để nó tràn ngập là lỗi của bộ phận quản lý. Ở nước ngoài các sản phẩm giải trí có tồn tại, nhưng nó chỉ chiếm một phần nhỏ trong thị trường tri thức, với đúng mục đích giải trí. Ở VN thì tràn ngập. Đọc/xem mấy cái này nói chung là vô bổ vì lượng thông tin rút ra rất hạn chế so với thời gian/tiền bạc bỏ ra cho nó. Mình ko thù ghét gì các sản phẩm dạng này, nhưng thường chỉ bỏ ra một phần nhỏ thu nhập + một phần nhỏ thời gian với mục đích cân bằng bản thân. Tuổi trẻ nên tập trung vào cái gì đó có ích cho đời hơn.
Take it easy :3 Kiểu như chả hiểu sao mình lại thích tennis chứ không thích bóng bàn hay bóng đá, đại loại thế, sở thích mà, cho tới khi nó không gây hại thì cứ let it be thôi, không cần bỏ công sức để ý đến nó làm gì đâu, đây chỉ là một vấn đề bé tẹo :3 (Mình vẫn đang nói đến bản thân mình nhé, không phải tranh luận đâu ) Không muốn viết thêm comt mới nên edit luôn (reply to comment below :v): Sao LS cứ quăng bom em thế Đây là personal experience mà
Ko bé chút nào đâu. Ngành công nghiệp giải trí chỉ nên phục vụ cho mục đích giải trí vì nó sinh ra để thỏa mãn các nhu cầu cảm xúc chứ ko thực sự tạo ra thành phẩm gì nâng tầm cá nhân hoặc xã hội. Cá nhân thì, thời nay một người trẻ 20-22 tuổi sẽ có tầm 10 năm để tiếp thu tri thức, kinh nghiệm sống, xây dựng giá trị bản thân v.v. (thông thường từ 30-35 là đã hết đột phá được nữa). Xài vài năm trong số đó để thỏa mãn các sở thích cá nhân có hàm lượng tri thức thấp của mình đã là rất lãng phí rồi. Xã hội cũng thế, kiểu bao nhiêu tiền của dồn vào đá banh, showbiz các kiểu để đáp ứng cảm xúc đám đông, mình thấy rất phí phạm. Tìm lời giải cho vấn đề xã hội thì còn lâu, trước hết giải bài toán cá nhân đi đã.
Mình thấy mấy cái đó là sở thích của mỗi người thôi. Cái gì quá đều không tốt, tại con người không biết tiết chế với nó thôi. Nếu người không biết dừng lại đúng mức độ thì mình nghĩ là tiếp xúc với mọi thứ đều theo hướng không-tốt nhiều hơn là tốt. Mình nghĩ là mỗi người có một nhu cầu, mục đích khác nhau. Nên sống có ích nhưng không có nghĩa là từ bỏ mấy cái giải trí kia, mấy cái bản thân yêu thích, chỉ cần dừng lại ở mức độ vừa phải là được.
Giống như mê ngôn tình vậy. Cái hại của ngôn tình ở chỗ ko phải nó gây ra cái sự bệnh hoạn nặng nề như nghiện phim truyện sex hay rượu, cà phê, thuốc lá... mà là nó lấy mất cái mà trong kinh tế học gọi là "chi phí cơ hội": bạn bỏ quá nhiều thời gian đọc nó là bạn đã bỏ mất cơ hội để đọc được những cái khác có giá trị hơn. Nói chung, có nó để đáp ứng nhu cầu giải trí cho 1 số người nhưng để nó "áp đảo" thế là có vấn đề rồi đó.
Ehh, sao với mình thì những công việc gì đem lại lợi ích thực sự mới được coi là giải trí. Còn việc gì không mang lại lợi ích hoặc quá ít lợi ích là rất mau cảm thấy chán nản.