Hỏi ngu: điều gì đáng tin

Thảo luận trong 'Quan điểm-suy ngẫm' bắt đầu bởi Haru Nakano, 18/7/16.

  1. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    Kết luận hay. Con người vốn không tự quyết định được hành động hay suy nghĩ của mình, dù não bộ thì làm như thể mình có thể ý thức được việc đấy. Một người ăn trộm là vì rất nhiều nguyên nhân trước đó dẫn đến hành động ăn trộm, nên dù có phán xét theo luật pháp thì cũng khó coi nó là hành vi có chủ đích để kết tội.
     
    Last edited by a moderator: 21/7/16
    Anita thích bài này.
  2. Raven

    Raven Guest

    Short version: Mình không biết.
    Long version: Trong topic này mình chỉ bám vào câu hỏi "điều gì đáng tin", thì câu trả lời là đáng hay không là tùy vào mỗi người. Trí thức, toán học, giác quan, trực giác... là công cụ thôi. Dùng sao là tùy người. Không cần đủ bằng chứng mới tin, cũng không cần tin mới dùng. Đó là cách thế giới luôn hoạt động.
     
    Last edited by a moderator: 21/7/16
    Anita, Mây TrờiHuyên Linh thích bài này.
  3. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    Tất nhiên là đáng tin tùy mỗi người nhưng ở mức độ nhất định cũng phải có một hệ thống áp dụng chung cho tất cả chứ? Đưa vào vấn đề cụ thể vậy. Khoa học được coi là một phương pháp hiệu quả, đáng tin cậy trong thời gian dài. Tuy nhiên trong vật lý hiện đại lại xuất hiện những khám phá cho thấy có thể là dấu hiệu giới hạn của khoa học, và việc xem xét lại nền tảng khoa học(lý, toán) không phải là cái gì quá ngỗ nghịch. Thường thì một lý thuyết khoa học phải tạo tiên đoán kiểm chứng được, và có thuộc tính "có thể sai". Do tính chất đặc thù trong hấp dẫn lượng tử nên các thuyết đề ra để tiếp cận lại không kiểm chứng được, hoặc không thể sai, hoặc cả hai. Lý thuyết dây là ví dụ điển hình. Vấn đề là hiện giờ người ta vẫn đầu tư nghiên cứu lý thuyết dây dù thiếu khả năng kiểm chứng và có thể sai(lý thuyết dây chưa được coi là lý thuyết khoa học). Điều này có nghĩa là khi đề cập tới tính hiệu quả thì giá trị của ý tưởng có độ ưu tiên cao hơn các quy tắc vốn để giữ tính ổn định. Người ta không thể dựa dẫm vào những thứ tưởng là mặc định phải làm nhiệm vụ vốn có của nó như khoa học rồi. Nó phải là một phần của cuộc sống như vấn đề sống còn mới đúng. Nhiều thứ sẽ thay đổi rất nhanh, kể cả khoa học nên không thể sử dụng phương pháp, quy chuẩn cũ đế áp dụng cho cái mới được nữa.
     
    Anita thích bài này.
  4. Raven

    Raven Guest

    Bạn kiểu tự đặt ra vấn đề rồi tự đâu đầu vào. Những cái như vậy những nhà khoa học hay nhà tư tưởng tầm cỡ ra tay đầu tiên. Thông thường là nhóm các giáo sư ở các đại học lớn ở Mỹ và Tây Âu.

    Công dân ở một nước thế giới thứ 3 cần gì mà suy nghĩ cao siêu vậy. Giả sử bạn có giải ra thứ đó bạn dùng nó làm gì. Bạn muốn tìm lời giải thì nên theo học các chuyên ngành đó, hoặc ít nhất là vào các forum chuyên môn ví dụ như MathOverflow hay Recent activity | PhysicsOverflow Bạn vào forum về MBTI của một nước ở thế giới thứ 3 hỏi chuyện này có phải là nhầm chỗ không.
     
    rogp10Huyên Linh thích bài này.
  5. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    Có ai nói là đi giải quyết vấn đề gì đâu, chỉ là dẫn chứng vấn đề thực tế cho chủ đề thôi.

    Mà thực sự đã đề cập tới cái gì cao siêu đâu nhỉ? Học sinh sinh viên giờ chỉ học thêm toán đại cương với kiến thức vật lý cấp 3 là đủ để hiểu được cơ bản thuyết tương đối rồi, không phải cái gì xa vời. Đâu phải cứ phải làm "nhà tư tưởng tầm cỡ" hay giáo sư đại học mới đi tìm hiểu những thứ thường nhật về vật lý như vậy?
    btw physicoverflow có trong bookmark rồi, math thì phạm vi rộng quá nên chỉ mò công thức trên wolframalpha thôi.
     
    Huyên Linh thích bài này.
  6. Huyên Linh

    Huyên Linh Guest

    Mình hỏi ké tí nhá @Haru Nakano .

    1. Theo mí bạn thì thế nào là người đáng tin? Cá nhân bạn dựa trên những cái gì?

    2. Tin người thì có mấy mức độ? :v

    3. Đã bao giờ có ai trải nghiệm mối quan hệ mà mình cảm thấy có thể tin người đó tới mức mà người đó chỉ cần nói "Không sao đâu." thì sẽ thấy là không sao thật chưa? Dạng như là không phải mình không thấy là có nguy hiểm mà là dạng như tự động cảm thấy vậy ấy? Bây giờ mối quan hệ ấy ra sao rồi?

    4. Nếu chưa từng tin ai thì có tin vào bản thân không?
     
    Raven thích bài này.
  7. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    Câu 1, 2, 3 thì không biết. Còn tin vào bản thân thì không và mình nghĩ là tất cả cũng không nên tin vào bản thân. Vì bản thân giác quan lẫn trực giác con người vốn không đáng tin.
     
    Huyên Linh thích bài này.
  8. Raven

    Raven Guest

    Vãi tham vọng thống nhất các trường phái tạo ra trí thức khách quan đáng tin tuyệt đối mà ko cao siêu sao.
    Đó là câu trả lời thỏa mãn topic mà.
     
  9. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    Ở đoạn nào vậy?
    Ý ở trên là khoa học chỉ là thứ đúng rất nhiều lần, nhưng không có nghĩa nó đúng mãi mãi. Các tiêu chí, quy tắc của nó cũng thay đổi liên tục để cập nhật. Truy nguồn gốc của những thứ mà người ta tin vào khoa học thì nó lại là ngôn ngữ thuần trừu tượng của toán. Đến đây thì lại hỏi dựa vào đâu để tin vào toán? Cứ cho là trực giác từ tiềm thức đi, thì nó hoạt động thế nào, có thể là thế lực thần thánh bên ngoài nào đó chứ không phải ngẫu nhiên?
     
  10. Raven

    Raven Guest

    Trường hợp của bạn trên đời này không thiếu. Có một từ gọi là nihilist. Là những người cái gì cũng quy nó về hư vô, không thể hiểu được. Bất kỳ ý kiến nào mà người khác đưa ra thì nihilist có xu hướng đưa nó vào chuyện không thể xét đoán được. Cái này là xu hướng trăm lần như một rồi rồi. Nói 1 ý hay mười ý kết quả cũng vậy thôi. Chuyện nó vốn vậy rồi.

    Vì tin vào hư vô nên không bao giờ đủ cả. Mà đã không đủ thì làm sao điểm dừng. Những kiểu suy nghĩ này là "đồng ư quy tận", vốn hỏi ra đâu phải để trả lời.
     
    rogp10 thích bài này.

Chia sẻ trang này

XenForo Add-ons by Brivium ™ © 2012-2013 Brivium LLC.