Tôi muốn nhấn mạnh lại: bạn đang suy diễn ý và câu nói của người khác thành ý của bạn, rồi gán lên họ để bạn luyên thuyên từ nãy đến giờ. Tôi chỉ có trách nhiệm với những gì tôi phát biểu, ko phải của bạn nghĩ ra rồi phát biểu. Tôi ko quan tâm đến cái ý tưởng kia của bạn, vì nó ko liên quan đến vấn đề tranh cãi. Mục đích của tôi là làm rõ tranh cãi ko cần thiết này, ko phải để cãi nhau hay thảo luận với cái ý tưởng kia của bạn. Đã rõ ràng chưa? Vào ignore list nhé.
Gửi bạn 1967. Mình nghĩ rằng mọi việc sẽ không như vậy chỉ vì những hiểu nhầm không đáng có. Vậy nên hãy tưởng tượng thời gian vừa được roll back về thời điểm hiểu nhầm xảy ra. Mình hiểu ý bạn rằng bản thân các khái niệm tâm lý học rất mơ hồ, vì vậy ta không thể lấy giá trị đúng/sai để đánh giá. Và người ta nói nó được ủng hộ bởi giới chuyên môn như thế nào. Vậy nên việc loại bỏ hoàn toàn một lý thuyết là vô nghĩa. Mình đồng ý với bạn về điều này. Mình chỉ có ý nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm chứng đối chiếu, vì nó là thước đo sau cùng và đảm bảo một lý thuyết có bám sát với thực tế hay không. Suy cho cùng một lý thuyết dù phức tạp và nghe có vẻ có lý đến đâu, hay thú vị đến đâu nhưng không thể kiểm chứng được hay dự đoán được hiện tượng thì cũng vô nghĩa. Mặc dù vậy, lại là sự mơ hồ của khái niệm tâm lý, nó có thể gồm nhiều khía cạnh, nhiều ý tưởng nhỏ hơn và liên quan tới những khái niệm khác với trạng thái kiểm chứng chưa rõ ràng. Vậy, tuy mình đồng ý rằng hầu hết khái niệm của Freud đã sai không có nghĩa là ý tưởng của bạn từ Freud cũng như vậy. Nó đâu còn nguyên gốc nữa phải không? Mình không có ý bác bỏ ý tưởng của bạn như bạn nghĩ, khi mà thậm chí bạn chưa trình bày. Bạn đừng nghĩ như vậy. Mình nghĩ một ý tưởng cá nhân thì luôn có giá trị tham khảo, nhất là với chủ đề thú vị như tâm lý học. Ý mình chỉ có vậy thôi.
@Haru Nakano Bây giờ tôi mới đọc cmt. Hãy để tôi làm rõ một vài ý với bạn, và nói trước rằng mục đích ban đầu của tôi cũng ko phải để cãi nhau. Tôi sẽ ko bám theo mạch nói của bạn để trl nữa vì như vậy rất rối. Giờ chúng ta chia ra làm hai vấn đề. Đầu tiên là việc bạn nói concept của Freud nhìn chung ko có giá trị tham khảo và thứ hai là việc tôi nói về cái dùng lý giải LGBT+ (mà bạn có hỏi). Vấn đề đầu tiên tôi sẽ tóm tắt cho bạn quá trình như sau: - Tôi đề xuất xu hướng dồn nén của Freud - Bạn nói concept ko có giá trị tham khảo - Tôi bám theo ý của bạn và hỏi ko có giá trị tham khảo ntn - Bạn đưa ra các pp thực nghiệm và study case + Freud chỉ dùng sexual repressed để lí giải toàn bộ hành vi con ng Sự việc bắt đầu rối từ đây nên tôi sẽ nói kỹ hơn. Đầu tiên - Tôi đồng ý với bạn study case và cái Freud dùng để khái quát hóa quá mức là ko chấp nhận dc, done. - Và vì tôi vẫn muốn biết xem số liệu và dẫn chứng cho study case mà bạn nói nên có nhã ý hỏi để biết thêm Tiếp (như bạn đã thấy trong cmt phản biện #25 tôi cũng đã phân ra hai phần rất rõ ràng) - Tôi biết bạn đang bác bỏ phần ngọn là thực nghiệm, case study và việc chỉ dùng sexual repressed để lý giải toàn bộ của Freud, nên kéo bạn xuống bằng việc hỏi thế bạn có muốn biết cái ý tưởng gốc của Freud là ntn hay ko (chưa nói về việc dùng ý tưởng đó để giải thích LGBT+ ntn) - Freud nếu ko vướng vào mấy cái trên thì cả concept lẫn ý tưởng + một vài thuyết chưa thể chứng minh là sai - Phần ý tưởng tôi nói lấy Freud kết hợp Jung là nêu rõ ra nhằm giúp bạn hình dung tôi đề xuất ở điểm nào và khi mở rộng ra sẽ kết hợp cả Jung, vậy thôi và tôi ko thêm ý tưởng nào của mình cả --> khi đề xuất cho bạn tôi dùng đích xác tại điểm mà tôi sử dụng: "xu hướng dồn nén của Freud" Sau comment #25 bạn vẫn tiếp tục bám theo ý tưởng chứng minh Freud sai trên thực nghiệm và Freud khái quát hóa quá mức (và tôi hoàn toàn nhận thức dc việc này). - Phần trl từng case cho đến phần nói về bác bỏ nền tảng sơ khởi: 1 tôi đang phản biện cho chính nội dung trong link của bạn, 2 tôi đang một lần nữa đưa bạn xuống cái gốc. - Phần hai tôi càng ko khẳng định bạn bác bỏ cái gốc của Freud Tôi nhấn mạnh nếu bạn dùng function của Jung mà gạt xu hướng dồn nén của Freud sang một bên thì bạn nên xem xét. Lí do: các xu hướng nhận thức Jung có cái khác nhưng xét về bản chất thì xu hướng dồn nén là cách mà function hoạt động. - Phần ba tôi ko nghĩ mình nói sai, từ "nhàm chán" có thể đụng đến tự ái của bạn, nhưng ý tôi ko hề cấm bạn đưa link. Rõ ràng bạn cũng thấy tôi đang nói sát ý đưa ra ban đầu trong khi bạn đưa link cũng chỉ để chứng minh cho một ý tít trên cao bạn đang bám sát. Ok? Vậy là mọi chuyện bắt đầu từ bạn nghĩ rằng tôi ko hiểu bạn đang nói cái gì và cố gán cho bạn theo ý tôi hiểu. Ko, sai rồi. Và phần trên + việc bạn hiểu sai cái tôi nói: là cơ sở để tôi kết luận bạn ko sát. Dễ hiểu. Hình tôi chỉ vẽ thêm phần ý tưởng lí giải LGBT+, chứ phần bên trái vẫn có liên quan. Cmt #21, bạn nói rằng concept của Freud ko có giá trị tham khảo Cmt #24 bạn đưa ra Freud sai dựa trên thực nghiệm và việc dùng thuyết lí giải toàn bộ --> rất khớp với ý tôi vẽ bên trái, bạn nên xem kỹ hơn. Tôi ko trích nhưng tự đọc lại chắc bạn cũng thấy. Cmt #32 bạn vẫn nói về thực nghiệm và far-fetched Bạn vẫn nói đúng 1 ý của bạn ban đầu, đồng ý. Nhưng tại cmt #21 rõ ràng bạn nói "concept" nên tôi vẫn tiếp tục hỏi thẳng vào nó chứ ko hề yêu cầu bạn làm rõ ý mà các cmt sau bạn đưa ra. Đó là lí do tại cmt #34 tôi nói bạn ko sát. Còn phần cùng cmt tôi làm rõ "repressed" và giải thích vì sao "gạt bỏ Freud cũng như gạt bỏ cái gốc" --> tôi đang làm rõ ý của mình cho bạn. - Repressed: như đã nói, tôi vẫn đang đề cập từ đầu tại đó thì tôi ko lí do gì sẽ nói khác đi cả. - Còn đây là lí do tôi nói bạn cho rằng tôi đánh đồng. Phần giải thích dài dài của bạn ở trên, trừ đoạn in đậm, ko có giá trị gì trong cuộc nc và phản biện của tôi sau đó hết. Tôi diễn đạt lại (vì lười trích) là = bạn nghĩ tôi đang đánh đồng những lý thuyết của Freud và Jung để nói ko nên gạt Freud đi khi xét đến Jung, ý chính ở đây là "đánh đồng", chi tiết "cùng xuất phát từ tâm thần học" có thể làm bạn hiểu sai rồi liên tục bám vào, nhưng thật ra cũng đâu khác ý bôi đậm là mấy? Tức cái gốc chug nhưng hai trường phái tách riêng, tôi có hiểu sai ko? Xong, từ phần trên nếu bạn đã rõ thì tất cả những ý trong cmt #35 bạn có thể nhận thấy mình đang hiểu sai ý tôi nói trong suốt quá trình + bạn nghĩ tôi hiểu sai ý bạn. Vấn đề hai ngắn gọn thôi, có thể dùng nó để giải thích phần nào cho việc tôi nói những nội dung về "sử dụng danh nghĩa của Freud" hay "dùng kiến thức lòe bạn" tại cmt #35, là suy diễn. - Tôi nói là của Freud vì như đã vẽ trong hình, ko thêm một ý tưởng nào ngoài của Freud và Jung cả. Hơn nữa như đã nói, bạn hỏi dùng để giải thích LGBT+, thì dừng tại Freud là dc. - Tôi ko suy diễn, vì bạn nói tôi "lòe bạn", trog khi tôi chỉ đang giải thích vì sao tôi ko đánh đồng khi nói về việc bác bỏ Freud cũng như bác bỏ Jung (mà trước đó bạn cho rằng tôi đang nhập nhằng hai cái nên tôi trl) --> liệu có phải tôi đang thuyết giảng quá nhiều nên bạn hiểu thành tôi lòe bạn? Tóm lại, bạn hiểu sai thành tôi ko hiểu bạn đang nói cái gì. Hai, việc tôi kéo bạn xuống làm bạn nghĩ tôi đang đi xa vấn đề (bạn đang nói). Ba, cái sai là tôi giải thích rõ ý của mình trong khi ý ban đầu còn chưa kéo bạn vào dc (vấn đề về rào trước). Bốn và năm có thể cùng gom lại thành vấn đề bắt bẻ từ ngữ, bạn bắt bẻ từ ngữ mà ko nhận thấy tôi ko cấm đưa link và tôi diễn đạt lại đúng ý bạn về việc ko nên đánh đồng; tôi ko biết mình bắt bẻ hay ko, nhưng nếu bạn ko liên tục nói "ko có giá trị tham khảo" thì tôi cũng ko bẻ bạn như vậy. Một vấn đề đang gây tranh cãi thì "chỉ nên tham khảo" chứ việc "ko có giá trị tham khảo" coi như hoàn toàn nó sai rồi, dù sau đó bạn có đưa ra ý tưởng về tranh cãi thì cũng vậy thôi. Chào bạn. Nói thêm là rất thỏa mãn khi nói chuyện với bạn, ko cay cú cá nhân gì hết.
Ý mình là dẫn chứng cho một quan điểm( quan điểm ở đây là ý tưởng giải thích đồng tính bạn nói) là thứ gây tranh cãi thì ko có giá trị tham khảo. Mình không có ý nói bản thân cái giải thích đấy ko có giá trị tham khảo, vì đây là mục đích từ đầu. Dẫn chứng cho một quan điểm thì người ta dùng facts hoặc tài liệu có giá trị(được cộng đồng chuyên môn công nhận) hoặc ít nhất ko gây tranh cãi, chứ có ai dùng thứ ko thể biết đúng sai đâu.
Thế thì cái này mình ko biết. Thường mình thấy chỉ cần sử dụng một lý thuyết hoặc lý luận nào đó mà ăn khớp và giải thích dc hiện tượng thì mình sẽ dùng thôi, miễn chưa có bằng chứng cho thấy trực tiếp nó sai. Ko biết là phải sử dụng những cái đã authentic. Còn LGBT+ mình nghĩ gây tranh cãi nằm chủ yếu ở việc chưa có cách lí giải (tại sao? nguồn gốc là từ đâu?), chưa định hình dc (là do trải nghiệm hay do bẩm sinh? thật chất là có những thể loại nào? có cái nào là ngộ nhận và cái nào là thật?) và chưa có cách chứng thực dc. Cái cuối cùng thì mình thấy vô vàn lắm, có rất nhiều thuyết như vậy nên mình ko đem nó vào tiêu chí chọn lọc. Xu hướng dồn nén của Freud mình nói dùng nó để lý giải LGBT+ ở đây là vì nó sẽ giúp lý giải tại sao lại tồn tại một xu hướng tính dục độc lập với giới tính sinh lý, tức lý do có thể đến từ các xung năng trong nhận thức. Nếu lý giải xa hơn thì có thể dùng chính hai nhánh tâm thần học của Freud và Jung để thỏa mãn cả hai trường hợp là bẩm sinh (vô thức tập thể của Jung) và là bệnh lý (chấn thương tính dục của Freud) luôn. Ko biết đã tồn tại những cách giải thích khác hay chưa, nhưng mình thấy sử dụng tâm thần học rất tiện cho việc lý giải hiện tượng còn đang tranh cãi này. Tức nó có thể vẫn cần tính xác thực, nhưng ít ra trước khi tìm cách xác minh thì cũng đã có thể định hình dc nó rồi.
Câu 1: mình thấy hôn nhân LGBT+, hôn nhân đồng tính là rất bình thường (hai người yêu nhau thì đến với nhau thôi), đó là quyền tự do cơ bản của con người chúng ta cần phải thực hiện (quyền được tự do lựa chọn tình yêu). Châu Á không chấp nhận là vì nền văn hoá phong kiến và cổ hủ đã ăn sâu vào máu tủy của người dân nên rất khó tiếp cận cái mới. Câu 2: thời đại ngày nay con người được phát triển, vật chất đầy đủ, tư tưởng mở rộng thông thoáng, người ta nên tự do lựa chọn người yêu, tình yêu mới gọi là hưởng thụ trọn vẹn (không có gì sai cả). Vì cớ gì mà chúng ta phát triển như vậy mà còn chọn người yêu theo cái kiểu giống như để di truyền nòi giống (vừa có thể gây đổ vỡ gia đình => đứa trẻ có thể bị ảnh hưởng tâm lý). Điều này hoàn toàn không đi lại ý nghĩa của hôn nhân. Hôn nhân là giúp cho hai người yêu nhau được chung sống nhằm hưởng thụ hạnh phúc (chứ còn gì nữa) chứ không phải để duy trì nòi giống (nghe giống mấy người xưa). P/s: còn nhiều trẻ nhỏ mồ côi trên thế giới cần gia đình và tình thương
Để mình tìm cách diễn đạt. Mình nghĩ hai vấn đề lớn nhất của việc giải quyết LGBT+ (ngoài thực nghiệm) nằm ở hai câu hỏi. Một, lí do vì sao xu hướng này lại nằm ngoài hay đi trái giới tính sinh lý có cấu tạo rõ ràng như vậy? Hai, nó là bẩm sinh hay bệnh lý? Đối với câu hỏi thứ nhất, mình nghĩ lý giải tương tự như cách mà Freud lý giải những xu hướng tính cách trong quá trình điều trị tâm thần. Do trong nhận thức của bản thân một người luôn có những khía cạnh bị ẩn đi đằng sau vô thức, nên khi cái bị ẩn đấy có xu hướng trồi ra ngoài mà ko dc, hoặc bị lấn át bởi những xu hướng trội hơn đã và đang nằm trong phần ý thức --> khiến bản thân người đó đi tìm hay bị hút bởi chính cái tương đồng với đặc tính vô thức, việc này giúp thỏa mãn phần mà tự người này ko thể đáp ứng chính mình. Vì đây là hiện tượng do các xung năng trong nhận thức gây ra (dù mình chưa thể chứng minh thành vật chất các xung năng ấy là gì) nên suy ra vài điểm: - Nó là phi lý tính - Nó diễn ra độc lập với quá trình thành tạo sinh lý cơ thể --> đây là lí do tại sao mà nếu như LGBT+ có tồn tại thật thì chúng ta vẫn chưa thấy nó đáp ứng gì cho chức năng tiến hóa hay thích nghi của cơ thể. Tất nhiên ko bàn đến việc có những loài động vật giao phối cùng giới do sĩ số trở nên khan hiếm, những trường hợp đấy là cả cơ quan sinh dục của chúng cũng biến đổi chứ ko chỉ về nhận thức (nếu chúng có), nên trường hợp này ko tính. - Và giải quyết dc câu hỏi hai, do vốn nhận thức tâm thần học đã có hai nhánh rất lớn của Freud (trải nghiệm tính dục) và Jung (vô thức tập thể) xuất hiện rồi. --> cái này thì mình cũng đã nêu sơ qua ở trên các cmt trước như bạn thấy. Câu hỏi hai thật ra còn có thể đánh vào vấn đề khác: thế có tồn tại trường hợp ngộ nhận hay ko? Tất nhiên là có. Nếu tạm thời chấp nhận rằng LGBT+ là một xu hướng tính cách bóng điều khiển hành vi thông qua dồn nén vô thức, thì mọi trường hợp ngộ nhận hẳn nhiên đều có thể xác định bằng một tiêu chí cốt lõi: xu hướng tính dục của bạn có phải là lý tính hay ko? Nếu có, hẳn nhiên nhiều khả năng do ngộ nhận. Còn tìm hiểu lí do ntn thì cần thêm tgian vì việc truy ngược căn nguyên một người cũng khó như việc xác định làm cách nào để tạo ra một bài test tâm lý cho kết quả chính xác vậy, chưa giải quyết dc.
Tag đồng chí @1967 vào đây. Việc topic nào thì nên giải quyết ở topic nấy. Trước khi vào vấn đề thì mình làm rõ lại là mình thừa biết bạn chỉ muốn bày tỏ quan điểm của mình. Và mình chưa bao giờ có ý định cấm phát biểu như bạn nghĩ cả(???), chỉ là bạn quá nhạy cảm thôi. Mình tôn trọng bạn nên mới tranh luận với bạn, chứ khinh bỉ thì mình cứ cho bạn ngon ngọt rồi. Nhưng đưa ra quan điểm thì phải chấp nhận quan điểm trái chiều, chỉ trích phải ko. Nó chỉ là bổ sung thêm tính đa chiều(mà mình đã kì vọng là bạn phải biết) chứ chả ai muốn làm tan vỡ trái tim mỏng manh của bạn hết. Mình đã nói rõ lý thuyết Freud ko có nhiều giá trị học thuật, nhưng vẫn có giá trị trong văn chương đại chúng. Và nói kiểu chém gió cho vui thì Freud rất có giá trị vì tính phổ biến. Mình cũng tin là lý thuyết của Freud có thể làm nảy sinh ra các ý tưởng mới. Mình ko reject quan điểm của bạn vì bạn dùng repressed memories. Mình chỉ bổ sung thêm giá trị của nó ở góc độ học thuật thôi. Nói như ở trên thì bột mì ko ngon hay thế nào thì sản phẩm đầu ra là bánh mì vẫn ko ăn dc đúng ko? Vậy chỉ cần làm rõ ở đây là sản phẩm cuối dùng dc hay ko, dc thì phương diện nào(động vật ăn dc hay người ăn dc). Lý thuyết cộng sản cũng thế thôi, những người theo đuổi nó thất bại vì bản thân họ làm chưa đủ tốt+lý do khách quan, chứ cá nhân mình vẫn thích ý tưởng cộng sản. Mình cũng như bạn là thấy lý thuyết của Freud thú vị, nhưng chỉ ở phương diện văn chương đại chúng, internet memes, chứ ko phải là tâm lý. Nếu vẫn chưa hiểu điều đơn giản trên thì bạn có thể trình bày lại repressed memories, để làm rõ nó có dc chấp nhận về học thuật hay ko, ở mức độ nào. Chứ mình có cảm giác bạn hiểu chưa đúng về rp, hoặc là bạn đang nói về cái rp của riêng bạn chứ ko phải của Freud.