[Tâm sự]Ngành nghề của các type

Thảo luận trong 'Hướng nghiệp' bắt đầu bởi dfuz6, 20/2/16.

  1. nhan

    nhan Guest

    Đáng lẽ ngay từ đầu mình cũng học đồ họa, nhưng lại chọn lập trình, phân vân sỡ thích giữa 2 lĩnh vực này, bây giờ mình mới nhận ra mình thiên về sketch ý tưởng hơn là code
     
    Anita thích bài này.
  2. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    Từng học QTKD rồi bỏ chuyển IT, và giờ chuẩn bị bỏ IT chuyển sang toán. Ko biết code nên đang thất nghiệp, phải đi đánh bạc bằng xác suất thống kê để sống.
    IT ở VN thì cơ man là xSTJ với xNxP, SP thì chưa gặp bao giờ. Y dược thì đa phần IxTJ.
     
    Last edited by a moderator: 20/2/16
  3. nhan

    nhan Guest

    Bạc kiểu nào thế :D
     
  4. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    Ba cây với phỏm ấy mà.
     
    Anita thích bài này.
  5. Thế Giới

    Thế Giới Guest

    4rum có thần bài à k73

    Hồi cấp 3 ghét toán lắm vì thấy không có tích sự gì. Giờ hiểu giá trị của nó thì lại bắt đầu thích, nhưng cũng không rỗi hơi mà học. chuyên môn cùng tương lai nghề nghiệp quyết định cả rồi, cố nhét thêm chỉ tổ hại não ~~~
     
    Anita thích bài này.
  6. dfuz6

    dfuz6 Guest

    Cái này 1 phần là do social view của những người ngoài giới, phần khác là do ở VN có ít công việc khai thác được thế mạnh bản chất của các ngành nghề (nói thẳng ra là ít công ty có tầm nhìn dài hạn, chịu đầu tư nghiên cứu có chiều sâu và các trường ĐH cũng giáo dục theo hướng ra để đi làm). Như dân IT ở VN ra thường đi làm gia công phần mềm thuê cho các công ty nước ngoài (outsourcing) nên nhiều người cũng nghĩ IT đơn thuần = thợ code. Thực ra công việc của ITer còn nhiều cái hay ho nữa, như đọc vị người dùng, tối ưu hóa quy trình, một ng sử dụng thành thạo và linh hoạt các kỹ thuật xử lý thông tin có thể làm giảm chi phí và tăng lợi nhuận của một doanh nghiệp lên nhiều lần. Và trên cả trong thế giới của CS, người trong lĩnh vực có thể thoải mái tưởng tượng để tạo ra những môi trường, những hình thức tồn tại, tương tác mà chưa từng có trong thế giới thực. Nó cũng như một Wonderland vậy, chứ ko hề khô khan rập khuôn chán ngán như mọi người nghĩ.

    Nên mới nói có nhiều ngành nội dung bản chất của nó thì rất hay, nhưng môi trường học và làm việc thì lại rất nhảm. Nên chọn ngành nghề ngoài bản chất ngành đó cũng phải tính tới cả môi trường giảng dạy và điều kiện việc làm nữa.

    Cá nhân mình khi chọn ngành nghề mình nghĩ nên đặt tiêu chí môi trường làm việc trong tương lai lên trên. Trong thời đại mà mỗi người có thể dễ dàng truy cập kiến thức miễn phí thì việc học hỏi nghiên cứu ko còn bị giới hạn trong nhà trường như xưa nữa. Trong tương lai không xa kiểu giáo dục đại học trường lớp truyền thống sẽ bị tàn lụi, thay thế cho môi trường giáo dục mở.
     
    Anita, Noarogp10 thích bài này.
  7. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    Cái kiểu dạy ở VN thì nhiều môn bị ác cảm là bt chứ chả riêng gì toán. Học toán kiểu suốt ngày giải bài tập ko ghét mới là lạ ấy. Nhưng đi sâu vào lĩnh vực tự nhiên nào kiểu gì cũng dính vào thằng này. Như lập trình ko cần toán chắc là chỉ học cách dùng ngôn ngữ, còn khi viết một ứng dụng cụ thể thì khoản nào cũng cần tới toán/lý: thuật toán, mô hình, AI, data mining...
     
  8. Furiosa

    Furiosa Guest

    Đúng, những mô hình Massive open online course (MOOC) đang rất phát triển và có nhiều tiềm năng trong việc thay thế kiểu giáo dục truyền thống trong tương lai. Tuy nhiên một trong những điểm yếu của nó là hạn chế tương tác giữa người với người và các hoạt động hands-on khác vốn rất cần thiết cho những type S và E. Chưa kể là để áp dụng mô hình này thành công thì người học cần có sự tự lực và ý thức bản thân - một thứ vốn dĩ đã khó chấn chỉnh trong nền giáo dục hiện tại.
     
    Anita thích bài này.
  9. nhan

    nhan Guest

    Sẽ là tương lai, mình nghĩ lớp học sẽ là nơi bàn luận, kiến thức được cập nhật trên web của cơ sở giáo dục.

    Giống như báo chí, phải thích ứng theo nhu cầu của user

    Lúc này sẽ có 2 hình thức học là bán online và online hoàn toàn, còn hình thức truyền thống có tồn tại mãi mãi được k thì mình k biết

    Mình nghĩ thực hành là đặc thù ngành, khi đó sẽ có các tiết "ló mặc". Mấy ngành này có thể dùng cách bán online, khả năng cách truyền thống sống ở mảng này được, nhưng chắc cũng sẽ có sự kết hợp

    Nếu muốn trao đổi giữa người học thôi thì có thể lập rum
     
    Last edited by a moderator: 21/2/16
    Anita thích bài này.
  10. surphi10

    surphi10 Guest

    Hồi xưa cấp 3 mình học chuyên tin, cũng khá ổn, học chủ yếu thiên về thuật toán nên cũng khá phù hợp với Ne. Có lẽ mình đã theo tin rồi, đến khi có biến cố, giai đoạn ôn thi hsg, sáng tối cứ cắm mặt vào máy tính, lên trường hay ở nhà cũng cắm mặt vào máy tính, cùng với đó là lúc đó bệnh xoang phát triển nặng do toàn ngồi phòng máy ở trường có máy lạnh. Áp lực, bệnh tật và sự tù túng lúc đó khiến mình như nổi điên, và rất nóng nảy.
    Và khi kết thúc kỳ thi thì mình không muốn dính dáng đến cái môn này nữa. Và cú chốt là mình xin học bổng toàn phần bao ăn ở của FPT mà rớt (hồi đó ỷ được nhiều giải thưởng nghe cũng oai, nên cái đơn viết nó hơi ... *muốn đấm vào mặt* :)), kiểu ngồi lảm nhảm về thần tượng rồi bla bla bla, nhưng mà rõ ràng cái đề bảo là viết về bản thân mà).
    Hồi thi kinh tế, cũng chả biết tại sao nữa trong khi mình lúc đó giao tiếp cực kỳ kém, và mình vô 1 ngôi trường cũng rất năng động, xung quanh toàn ES, nhiều lúc thấy bị chèn ép dữ quá, và không hề muốn hòa nhập tý nào. Đến bây giờ mình đã lý giải được tại sao mình lại chọn kinh tế, là vì mình thích nghĩ ra ý tưởng và biến nó thành sự thật, thì kinh tế - chuyên ngành mình là quản trị kinh doanh có thể giúp ích nhất. Còn hồi đó lúc chọn mình có cảm giác như vậy thôi, chứ không giải thích thành lời được (cơ bản là hồi đó chả biết cái gì hết ngoài Dota và Manga :v), cũng có 1 lý do khác mà hồi đó chọn nằng nặc kinh tế mà bỏ qua những lựa chọn khác như Vật lý (mình rất hứng thú với vật lý lý thuyết) là mình muốn giàu nhất TG như Buffet rồi giúp TG không ai còn nghèo đói :))
    Bây giờ, định hướng của mình là nhân sự và chiến lược; trở thành trainer trong bộ phận nhân sự và tùy tình hình mà phát triển thành trainer chuyên nghiệp hoặc giám đốc nhân sự.
    Xét việc trở thành Trainer chuyên nghiệp đi, phân tích theo mô hình con nhím: 1 nghề hoàn hảo là bao gồm 3 yếu tố: (1) Đam mê (2) Khả năng (3) Lợi ích kinh tế
    (1) À dù là Fi nhưng mình rất thích làm cho người khác có thể phát huy được hết tiềm năng, miễn là người đó chịu hợp tác và biết ơn thì mình có thể làm ngày làm đêm.
    (2) Mình học khá nhanh, thích nắm bản chất, có khả năng hệ thống lại vấn đề, liên kết sang những vấn đề khác để phản biện, bổ sung và hệ thống lại. Tuy nhiên, mình lại không suy nghĩ đến nơi đến chốn, Ne mà.
    Và một vấn đề khác hết sức quan trọng là trải nghiệm thực tế và khả năng giảng dạy chưa đủ. Cần cải thiện.
    (3) Làm trainer chuyên nghiệp rất giàu, không cần phải nói rồi. Và còn một mục đích khác là sau này mình muốn Startup, và startup thì phải phát triển đội ngũ và kỹ năng đào tạo là hết sức cần thiết, chưa kể đào tạo ngày nay quan trọng là việc truyền cảm hứng. Tuy bây giờ mình giống như người truyền ức chế nhưng hy vọng sẽ cải thiện được sớm :))
    Chủ tịch tập đoàn đầu tư Startup. Nơi mà Startup hàng ngày. Có ý tưởng tốt là Startup. Khi 1 Startup thành công, có 2 hướng là bán lại đầu tư tiếp hay tiếp tục đầu tư lâu dài. Và nghề tay trái là đi đào tạo :v
    Tương lai này còn xa xa lắm :))
     
    EauAnita thích bài này.

Chia sẻ trang này

XenForo Add-ons by Brivium ™ © 2012-2013 Brivium LLC.